Lưu vực sông Chu Trọng nằm ở vùng thung lũng khu vực Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, do nông dân địa phương khai phá đất canh tác và đốn củi quá độ trong nhiều năm qua, thung lũng này gồm 8 thôn làng với hơn 18 nghìn nông dân đã bị thạch mạc hóa nghiêm trọng, đất đai bạc màu bị nước mưa cuốn trôi, động ruồng trở thành biển đá hoang vu.
Những phương pháp sản xuất lạc hậu "khai hoang không đúng mức" đã khiến đời sống người dân địa phương rơi vào cảnh đặc biệt đói nghèo do tuần hoàn ác tính "càng nghèo càng vỡ hoang, càng vỡ hoang càng nghèo". "Để đủ ăn, nông dân không ngừng vỡ hoang, nhưng tận mắt chứng kiến cảnh đámọc lên ngay trong cánh đồng." Nông dân Ngô Thanh Liêm hơn 50 tuổi của thôn Dương Trường nói, "nếu sinh thái không được cải tạo, thì nông dân sẽ khôngcòn lối thoát."
Tỉnh Quý Châu là tỉnh bị thạch mạc hóa rộng nhất và nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, thạch mạc hóa đã hạn chế nghiêm trọng sự phát triển kinh tế-xã hội toàn tỉnh, thu hẹp không gian sinh sống và phát triển vốn có hạn, đe dọa nghiêm trọng an ninh tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời nguy hại tới an ninh sinh thái của hạ du sông Trường Giang và sông Châu Giang. Việc giải quyết vấn đề thạch mạc hóa đã trở thành một trong những vấn đề chiến lược quan trọng đặt ra cho sự phát triển hiện nay và tương lai của tỉnh Quý Châu.
Tỉnh Quý Châu nằm ở cao nguyên Vân Quý có 92,5% diện tích là núi và đồi, người đông song đất ít, nhiều người để đủ ăn phải phá rừng vỡ hoang, trồng trọt trên đồi, chặt phá cây cối quá mức lại đẩy nhanh tiến trình thạch mạc hóa. Để cải thiện cục diện xấu đi của sinh thái, tỉnh Quý Châu tăng cường tốc độ cải tạo thạch mạc hóa, kết hợp xây dựng sinh thái với lợi ích của nông dân, lấy tăng thu nhập nông dân, giải quyết vấn đề sản xuất và đời sống làm trọng tâm, cải thiện quan hệ giữa con người và tự nhiên, biến nông dân từ "người phá hoại" trở thành "người hưởng lợi" từ sinh thái.
Trong quá trình cải tạo thạch mạc hóa, tỉnh Quý Châu kết hợp những ngành chăn nuôi sinh thái và ngành trồng dược liệu, cây ăn quả, chè, v.v với cải tạo thạch mạc hóa, xây dựng "ngân hàng màu xanh" để giải quyết cuộc sống lâu dài cho nông dân. Đồng thời, nỗ lực nâng cao sản lượng lương thực và ra sức thúc đẩy xây dựng năng lượng nông thôn như hầm khí Bi-ô-ga, nhà máy thủy điện nhỏ, để giải quyết nỗi lo của quần chúng nhân dân.
Ở lưu vực sông Chu Trọng khu vực Tất Tiết, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nông dân địa phương bắt tay trồng dược liệu và cây ăn quả ngay tại những mảnh đất nằm giữa núi đá, ông Ngô Thanh Liêm nói, những cây này không những có thể chuyển biến tốt sinh thái địa phương, làm cho màu xanh trở về núi đá, mà còn mang lại lợi ích kinh tế tốt hơn so với trồng lương thực cho bà con nông dân. |