Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ủy ban quản lý tổ nông dân đã phát huy vai trò dẫn dắt nông dân làm giàu
   2009-07-10 14:25:41    Xin Hua
"Trước kia, trong tổ xảy ra việc gì thường không có người phụ trách, đi khắp nơi cũng không tìm được tổ trưởng, thôn lại không có thời gian xử lý. Bây giờ, đã có Ủy ban quản lý tổ nông dân, có người phụ trách thực sự, mọi người cùng thương thảo là có thể giải quyết vấn đề." Nông dân La Thụy Nghĩa, tổ Thạch Long Trại, thôn Bình Trại, thành phố Khải Lý, Châu Tự trị dân tộc Mẹo, dân tộc Động, Kiềm Đông Nam tỉnh Quý Châu nói như vậy.

Năm 2006, Bí thư Châu ủy Kiềm Đông Nam tỉnh Quý Châu Liêu Thiếu Hoa qua điều tra phát hiện, Ủy ban thôn và Ủy ban nông dân thôn của nhiều thôn thường có nhiều việc trong khi đó lại thiếu người làm, chỉ riêng đối phó với những công việc của thôn đã mệt, vì vậy những công việc của tổ nông dân trên thực tế không có người phụ trách và quản lý.

Tháng 6 năm 2006, dựa vào Luật Tự trị nông dân, Châu Tự trị Kiềm Đông Nam đầu tiên thử nghiệm mô hình quản lý cơ sở nông thôn mới tại tổ Thạch Long Trại, thôn Bình Trại, thành phố Khải Lý, thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Thạch Long Trại, đồng thời, do nông dân bầu ra Ủy ban quản lý tổ nông dân.

Sau khi thành lập Chi bộ Đảng và Ủy ban quản lý tổ Thạch Long Trại, Bí thư Chi bộ tổ La Hữu Nghĩa và tổ trưởng La Ứng Cử sau khi khảo sát có ý định dẫn dắt nông dân phát triển nghề trồng gừng. Ông La Hữu Nghĩa nói, "lúc đầu, bà con không nhiệt tình lắm, không có lòng tin đối với nghề này. Để dẫn dắt bà con, tôi và ông La Ứng Cử mỗi người trồng thử một mẫu, năm đó đã có thu nhập 4000 nhân dân tệ/mẫu."

Ông La Ứng Cử nói, "chúng tôi tính toán cho mọi người biết tại hội nghị, trồng một mẫu lúa, bình quân có thu nhập khoảng 700 nhân dân tệ, nếu trồng một mẫu gừng thay cho 5,6 mẫu lúa, vừa dễ quản lý vừa không vất vả bằng trồng lúa. Năm thứ hai đã có 18 hộ nông dân trồng gừng, đến năm thứ ba có 32 hộ nông dân, năm nay dự đoán sẽ có càng nhiều nông hộ trồng gừng."

Dưới sự dẫn dắt của chi bộ Đảng tổ và Ủy ban quản lý tổ, hiện nay, 60 hộ nông dân của Thạch Long Trại đều nắm được ít nhất một kỹ thuật trồng trọt hoặc chăn nuôi, trong đó, 11 nông hộ đã nắm được kỹ thuật trồng thuốc lá, 18 nông hộ nắm được kỹ thuật trồng ớt, hơn 30 nông hộ nắm được kỹ thuật trồng gừng, 18 nông hộ nắm được kỹ thuật nuôi gà trong rừng. Thu nhập bình quân đầu người nông dân toàn thôn từ chưa đến 1700 nhân dân tệ năm 2006 tăng tới gần 3000 nhân dân tệ hiện nay, từ thôn làng lạc hậu trước kia trở thành một thôn ngôi sao.

"Trước kia, con đường vào thôn là một con đường bùn đất, trời nắng bụi bặm, trời mưa bùn lầy, có câu tục ngữ muốn làm giàu thì phải làm đường trước, không có đường thì cái gì cũng không làm được." Ông La Thụy Nghĩa nói như vậy. Sau khi thành lập Ủy ban quản lý tổ, nông dân tình nguyện huy động 5000 công lao động, tiết kiệm được hơn 200 nghìn nhân dân tệ, hoàn thành bê-tông hóa đường vào thôn, khánh thành một cổng thôn đậm đà bản sắc dân tộc, tiến hành tu bổ nâng cấp những công trình như đường du lịch, hồ hoa sen, phòng nhạc Khèn cũng như đường cứu hỏa, v.v, bộ mặt thôn có sự thay đổi to lớn.

Được biết, hiện nay, Châu Tự trị Kiềm Đông Nam đã có 233 tổ nông dân triển khai thí điểm về thành lập Ủy ban quản lý tổ, mỗi thị trấn hoặc một trong phường toàn châu đều có ít nhất một khu thí điểm.

Phó ban Tổ chức Châu Tự trị Kiềm Đông Nam Phan Trí Cương nói, qua việc thành lập tổ chức Đảng và Ủy ban quản lý tổ nông dân tại các tổ nông dân, đã mở rộng phạm vi của tổ chức cơ sở, thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới.