Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vài nét về vệ tinh giám sát và dự báo môi trường và thiên tai Trung Quốc
   2009-06-16 15:26:42    cri

 

Tiến hành điều tra môi trường sinh thái trên phạm vi rộng lớn bằng phương pháp truyền thống, không những tiêu hao sức người và sức của khổng lồ, mà hiệu quả cũng không tốt lắm, làm thế nào để thay đổi tình trạng này và nhanh chóng nắm được tình hình thiên tai một cách toàn diện? Gần đây, vệ tinh A và vệ tinh B, hai quả vệ tinh giám sát và dự báo môi trường và thiên tai của Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động, nhờ đó đã nâng cao rất nhiều khả năng giám sát vĩ mô môi trường sinh thái của Trung Quốc.

Vệ tinh A và vệ tinh B giám sát và dự báo môi trường và thiên tai Trung Quốc phóng thành công vào tháng 9 năm ngoái, sau đó chuyển vào giai đoạn trắc nghiệm và vận hành thử trên quỹ đạo. Phó Giám đốc Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai Nhà nước Trung Quốc Phương Chí Dũng cho biết, trên hai quả vệ tinh mang theo nhiều thiết bị quan trắc như quang học, tia hồng ngoại, phân tích phổ siêu quang v.v, đây là quả vệ tinh quan trắc đối địa khá tiên tiến so với các vệ tinh dân dụng Trung Quốc hiện nay.

"Ca-mê-ra CCD trên vệ tinh có thể chụp ảnh trong phạm vi rộng hơn 720 ki-lô-mét, ca-mê-ra tia hồng ngoại có thể giám sát thiên tai ban đêm, đầu máy ca-mê-ra phân tích phổ siêu quang có thể quan trắc rất rõ nét. Vệ tinh A và vệ tinh B có thể quan trắc khắp cả nước trong 48 tiếng đồng hồ, bên cạnh đó còn có năng lực giám sát các sự kiện thiên tai và môi trường ở nước ngoài."

Tin cho biết, hai quả vệ tinh kể trên đều là vệ tinh chuyên dụng do Trung Quốc lần đầu tiên phóng lên vũ trụ nhằm tăng cường kiểm soát gây ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai và giảm nhẹ thiên tai. Thứ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc Ngô Hiểu Thanh cho biết, hiện nay, Trung Quốc có hơn 2000 trạm giám sát và quan trắc môi trường. Thế nhưng do chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích và trắc nghiệm mẫu lấy từ các điểm khác nhau trên mặt đất, kết quả giám sát thiếu sự liên tục cả về thời gian và không gian, chi phí cũng khá cao, đặc biệt là những điểm giám sát và quan trắc môi trường hiện nay phần lớn phân bố tại các thành phố lớn cũng như khu vực và lưu vực trọng điểm, khó mà giám sát và cảnh báo môi trường sinh thái và sự diễn biến của nó một cách toàn diện, kịp thời và chính xác. Ông Ngô Hiểu Thanh nói, còn hai quả vệ tinh A và vệ tinh B sẽ có thể xoay chuyển cục diện này.

"Công trình hai quả vệ tinh này là dự án vệ tinh nhằm tăng cường giám sát môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tiếp sau các vệ tinh khí tượng, hải dương và tài nguyên, có lợi cho cơ quan bảo vệ môi trường triển khai công tác giám sát và đánh giá môi trường sinh thái trên phạm vi rộng lớn nhanh chóng, lưu động và tổng thể toàn diện cũng như theo dõi việc xảy ra và diễn biến của một số sự kiện ô nhiễm môi trường đột phát, sẽ nâng cao rất nhiều năng lực giám sát vĩ mô môi trường sinh thái của Trung Quốc."

1 2