Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vài nét về vệ tinh giám sát và dự báo môi trường và thiên tai Trung Quốc
   2009-06-16 15:25:10    cri

 

 

Được biết, trong những tháng kể từ khi phóng lên vũ trụ đến nay, vệ tinh A và vệ tinh B đã bắt đầu phát huy vai trò về mặt giám sát môi trường, triển khai rất nhiều dự án nghiên cứu như: Viễn thám môi trường sông ngòi quy mô, giám sát môi trường khí quyển v.v. Phó Giám đốc Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai Nhà nước Trung Quốc Phương Chí Dũng cho biết:

"Trận động đất mạnh Văn Xuyên Tứ Xuyên xảy ra tháng 5 năm ngoái đã phá hoại thảm thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long, Tứ Xuyên, qua số liệu giám sát động thái chụp bằng ca-mê-ra CCD do vệ tinh A và vệ tinh B gửi về cho thấy, hiện nay, tình hình thảm thực vật bị phá hoại đã dần dần được khôi phục."

Điều đáng nói là, ca-mê-ra hồng ngoại trên vệ tinh B gồm bốn sóng chụp: Tia hồng ngoại gần có hiệu quả giám sát rất tốt đối với phân loại thực vật và tình hình nước; tia hồng ngoại bước sóng ngắn có thể trắc nghiệm đặc tính của thảm thực vật; tia hồng ngoại bước sóng trung có thể giám sát tình hình cháy rừng và đốt rơm rạ; tia hồng ngoại bước sóng dài rất nhạy cảm với nhiệt độ, có thể dùng để ghi lại đặc điểm nhiệt độ trên mặt đất.

Không những thế, hai quả vệ tinh này đã nâng cao khả năng hưởng ứng giám sát khẩn cấp thiên tai Trung Quốc. Phó Giám đốc Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai Nhà nước Trung Quốc Phương Chí Dũng nói, với những số liệu của vệ tinh A và vệ tinh B, trung tâm giảm nhẹ thiên tai này đã triển khai hàng loạt công tác giám sát và đánh giá, trong đó nổi bật nhất là tiến hành giám sát thiên tai tuyết trên diện tích rộng lớn ở Tây Tạng và Thanh Hải.

Hiện nay, vệ tinh A và vệ tinh B không những gửi về hàng loạt dữ liệu, nâng cao khả năng giảm nhẹ thiên tai tổng hợp và giám sát môi trường của Trung Quốc, bên cạnh đó còn có thể gánh vác nhiệm vụ giám sát cho tổ chức quốc tế hữu quan. Cục trưởng Cục Khoa học-Kỹ thuật-Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc Trần Cầu Phát nói, nhờ có tính năng tốt đẹp của vệ tinh A và vệ tinh B, hiện nay một số nước đã trình đơn đề nghị được tiếp nhận dữ liệu do hai quả vệ tinh này gửi về .

"Vệ tinh A là quả vệ tinh nhỏ hợp tác đa phương Châu Á-Thái Bình Dương, Tổ chức Hợp tác Vũ trụ Châu Á-Thái Bình Dương lấy đó làm dữ liệu quan trọng thúc đẩy việc ứng dụng khoảng không vũ trụ. Trong thời gian trắc nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh A và vệ tinh B đã cung cấp một số ảnh cho các thành viên của Tổ chức Hợp tác Vũ trụ Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cung cấp dịch vụ tốt và kịp thời cho công tác chữa cháy rừng Ô-xtrây-li-a xảy ra tháng 2 năm nay. Hiện nay, vệ tinh A và vệ tinh B lại trở thành vệ tinh quan trắc lục địa có ảnh hưởng rộng lớn nhất tiếp sau quả vệ tinh lục địa của Mỹ và vệ tinh của Pháp."

Trên thực tế, vệ tinh A và vệ tinh B chỉ là bước đầu tiên trong xây dựng hệ thống vệ tinh nhỏ giám sát và dự báo môi trường và thiên tai. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh C trong năm nay, qua phát triển trong một số năm, phấn đấu đưa vệ tinh nhỏ giám sát và dự báo môi trường và thiên tai của Trung Quốc lên tới 8 vệ tinh, thực hiện giám sát động thái môi trường và thiên tai toàn cầu trên diện tích rộng và tốc độ nhanh.


1 2