Thưa quý vị và các bạn, ăn uống là một việc quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày, vậy ăn như thế nào mới có lợi cho sức khỏe và tạo thói quen tốt ? sau đây Lệ Quyên xin giới thiệu với chị em và các bạn 18 cách ăn uống vừa có lợi cho sức khỏe, lại tạo cho mình thói quen tốt, mà bạn và con cái đều có thể áp dụng:
1- Trong khi ăn uống giữ không khí có vui vẻ, đây là mấy chốt quyết định trẻ ăn uống có ngon miệng hay không; Không nên thường xuyên ép con ăn uống, hoặc trong khi ăn trách mắng trẻ, bằng không sẽ khiến trẻ cảm thấy ăn uống là việc rất đáng ghét.
2 - Nấu nướng các món ăn phải thường xuyên thay đổi khẩu vị, để cho trẻ thấy ngày nào cũng có món ăn mới lạ, những bà mẹ không khéo nấu nướng, có thể mua một số sách dạy nấu nướng về xem.
3 -Cho trẻ cùng tham gia nấu nướng: Bởi vì được tham gia, nên trẻ thích ăn những món do mình tự chế biến.
4 - Người lớn đôi lúc do tinh thần, thời tiết nên ăn không được ngon miệng, nếu như thỉnh thoảng đã đến giờ ăn cơm, nhưng bé còn chưa thấy đói cũng không nên ép bé ăn. Nếu như bé không thích ăn một món ăn nào đó, có thể là tạm thời không thích ăn, cách một thời gian lại cho bé ăn thử xem sao.
5 - Các loại thức ăn tuy khác nhau, thế nhưng thành phần dinh dưỡng có thể thay thế cho nhau, nếu như bé thực sự không thích loại thức ăn nào đó, thì có thể chọn một loại thức ăn có thành phần dinh dưỡng tương tự để thay thế.
6 – Nếu không có người lớn hướng dẫn chỉ bảo, thì trẻ sẽ ăn uống một cách tùy tiện, thấy thứ gì ngon miệng thì ăn nhiều, những thứ khác dù dinh dưỡng phong phú cũng không muốn ăn; Hoặc vừa ăn vừa chơi.
7 - Thông qua thức ăn để bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Hàng ngày có thể ăn 10 đến 15 loại thức ăn.
8 - Phải dạy con có thói quen: "Ăn một miếng nhai 30 lần, một bữa cơm phải ăn trong nửa tiếng", cách ăn chậm này rất có lợi cho việc bảo vệ não, giảm béo, làm đẹp và phòng chống ung thư.
9 - "Ăn rau hoa quả là chính", thịt cá là phụ. Đây là biện pháp rất tốt để phòng chống bệnh tật.
10 - Đối với trẻ em và người lớn mà nói, bữa ăn sáng là "Chìa khóa của trí tuệ"; Bữa tối và thức ăn sáng có thể phòng chống mười mấy loại bệnh.
11 - Ăn thanh đạm là biện pháp bảo vệ sức khỏe chủ yếu của bạn cũng như con cái, bao gồm ăn ít muối, ít đường, ít dầu mỡ v.v.
12 - Phần lớn ăn các thức ăn còn tươi sống là tốt nhất, không nên ăn những thức ăn thừa và không được tươi.
13 - Ăn uống phải giữ vệ sinh. Tất nhiên là trước khi ăn phải rửa tay. Đối với trẻ không phải thức ăn gì cũng có thể ăn sống, mà loại thức nào có thể ăn sống thì nên ăn sống.
14 - Trong thời kỳ dậy thì của trẻ phải cho trẻ ăn uống có chừng mực và có giờ giấc, lâu ngày hình thành thói quen tốt, đây là yêu cầu của đồng hồ sinh học trong cơ thể.
15 - Nên tạo thói quen đến giờ ăn cơm, cố gắng cả gia đình ngồi vào mâm cùng ăn và quy định cho bé phải ăn hết phần cơm của mình, nếu như bé ăn không hết, thì dù một lúc sau bé đói bụng cũng không nên cho bé ăn vặt, lâu ngày sẽ tạo cho bé có thói quen cùng cả nhà ăn uống có giờ giấc, có chừng mực.
16 Đối với những cử chỉ không lịch sự trong khi ăn cơm của bé, cha mẹ không nên trách mắng. Trẻ con vẫn là trẻ con. Cha mẹ phải nắm được nhu cầu của bé và hiểu được sự nhận biết của trẻ, nhất định không được dỗ con ăn cơm rồi bố mẹ sẽ cho con thứ này thứ khác. Người lớn phải chú ý thường xuyên thao tác cho con xem những cử chỉ, động tác trong khi ăn uống như thế nào cho lịch sự.
17 - Nếu như suốt ngày cho trẻ ăn vặt, thì đến giờ ăn cơm, tất nhiên là bé không muốn ăn, mà nhất là những thức ăn không có lợi đối với sức khỏe, lại càng không nên cho bé ăn.
18 - Hiện nay có nhiều người một ngày ăn 5 đến sáu bữa. Ngoài 3 bữa ăn chính ra < vào 10 giờ sáng, 14 giờ chiều hoặc 20 giờ tối> ăn điểm tâm. Hầu như tất cả trẻ em đều cần phải ăn thêm những thức ăn điểm tâm giàu dinh dưỡng để bảo đảm dinh dưỡng và Calo. |