"Các giáo sư của tỉnh lại đến dạy kỹ thuật chăn nuôi bò và lợn theo phương pháp khoa học, mời bà con đi học." Bà con nông dân của những xã Thượng Giang, xã Lão Oa, huyện Lư Thủy châu tự trị dân tộc Li-su Nộ Giang và xã Bổng Đương, huyện tự trị dân tộc Độc Long và dân tộc Nộ Cống Sơn đã thưởng thức "món ăn khoa học-công nghệ" do các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp Vân Nam đưa đến vào mùa xuân năm nay.
Mùa xuân năm nay, nhóm chuyên gia của Đại học Nông nghiệp Vân Nam hai lần tới thung lũng lớn sông Nộ Giang triển khai công tác xóa đói giảm nghèo bằng khoa học-công nghệ. Các chuyên gia không những biên soạn riêng 7 cuốn sách giáo khoa đào tạo kỹ thuật thực dụng tại địa phương, mà còn đến tận thôn làng dạy kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi khoa học. Tại Ủy ban thôn Vĩnh La Ga, xã Bổng Đương, huyện Cống Sơn, các chuyên gia chỉ đạo nhân viên kỹ thuật nông nghiệp thực thi 9 dự án thí điểm trồng giống lúa mì mới, theo dõi và chỉ đạo kỹ thuật 34 dự án gây giống lợn của nông hộ thí điểm, còn ấn định riêng phương án về cải tiến và phát triển kỹ thuật dự án gây giống lợn thôn cũng như dự án quản lý kỹ thuật trồng cây hạch đào, thôn Vĩnh La Ga tăng thêm 3 hộ thí điểm chăn nuôi trọng điểm, trồng hơn 2 ha hạch đào. Tại Ủy ban thôn Đi-ma-lô mà bà con dân tộc Tạng tập trung sinh sống, nhóm chuyên gia trọng điểm triển khai phục vụ chỉ đạo và đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh của gia súc lớn mang đặc sắc địa phương, được nhân dân địa phương hoan nghênh rộng khắp.
Châu Nộ Giang chỉ là một trong những khu vực tăng cường công tác phổ biến khoa học-công nghệ nông nghiệp trong hoạt động thâm nhập học tập thực tiễn phát triển quan khoa học của Đại học Nông nghiệp Vân Nam. Phát huy những ưu thế về khoa học-công nghệ và nhân tài của mình, Đại học Nông nghiệp Vân Nam đưa những hoạt động học tập và thực tiễn phát triển quan khoa học mở rộng tới vùng đất đỏ của Vân Nam, chủ động đi xuống nông thôn, phổ biến những thành quả khoa học-kỹ thuật, đưa sự phát triển của nhà trường vào công tác thực tế về đảm bảo tăng trưởng kinh tế, dân sinh và ổn định, học tập và thực tiễn phát triển quan khoa học trong việc phục vụ "Tam Nông".
Nhiều năm nay, theo đặc sắc tài nguyên thiên niên Vân Nam, Đại học Nông nghiệp Vân Nam đã nghiên cứu và phát triển một loạt kỹ thuật sáng tạo về cải tiến phương pháp canh tác để tăng sản lượng lương thực, thực hiện sự dự trữ về kỹ thuật "dự trữ lương thực tại đồng ruộng". Đầu năm nay, tỉnh ủy và chính quyền Vân Nam ấn định và thực thi "Kế hoạch tăng sản lượng lương thực với mức hàng trăm triệu tấn", Đại học Nông nghiệp Vân Nam tích cực đảm nhận nhiệm vụ. Trong hoạt động thâm nhập học tập thực tiễn phát triển quan khoa học, Đảng ủy Đại học Nông nghiệp Vân Nam tiếp tục khẳng định, phải đưa thành quả khoa học-công nghệ trong trường phổ biến đến tận hộ nông dân, đóng góp xứng đáng vào thực hiện mục tiêu tăng sản lượng, cung cấp chỗ dựa khoa học-công nghệ và nhân tài cho sự phát triển của địa phương, làm cho hoạt động thâm nhập học tập thực tiễn phát triển quan khoa học thu được thành quả thực tế.
Thông qua điều tra tại địa phương, Đại học Nông nghiệp Vân Nam xác định lợi dụng ưu thế khoa học-công nghệ và nhân tài của mình, thực hiện hành động phổ biến công nghệ tăng sản lượng lương thực, tổ chức và làm công tác phục vụ chỉ đạo kỹ thuật cho 50 khu tập trung sản xuất lương thực được thành lập tại 25 huyện, 56 thí điểm phổ biến kỹ thuật trồng cây lương thực trên đồng ruộng tại 24 huyện của tỉnh Vân Nam, làm tốt công tác phổ biến khoa học-công nghệ nông nghiệp tại 8 châu và thành phố như Triêu Thông, Khúc Tịnh, Lệ Giang, Địch Khánh và Nộ Giang.
Vì vậy, Đại học Nông nghiệp Vân Nam lựa chọn 100 giáo sư, tiến sĩ thành lập nhóm chỉ đạo kỹ thuật, đi xuống đồng ruộng theo từng khu vực trồng cây lương thực khác nhau và thời vụ khác nhau, liên hệ nông hộ để phổ biến kỹ thuật tăng sản lượng lương thực. 100 giáo sư và tiến sĩ này còn lần lượt phụ trách công tác ấn định phương án phổ biến khoa học-công nghệ nông nghiệp cũng như thành lập hệ thống kỹ thuật, giám sát và kiểm tra tình hình chỉ đạo đào tạo kỹ thuật và thực hiện kỹ thuật tại 106 khu vực thí điểmchủ chốt, dốc sức đạt mục tiêu "huyện có chuyên gia kỹ thuật, xã có trụ cột kỹ thuật, thôn có tay nghề kỹ thuật, hộ có người làm giàu" tại khu thí điểm.
Hiện nay, kỹ thuật tăng sản lượng lương thực được nhân rộng một cách vững chắc tại các khu vực thí điểm, một số thí điểm được mùa trong vụ xuân. Khu vực thí điểm trồng xen ngô và khoai tây cao sản của thành phố Tuyên Uy đã thực hiện mục tiêu 800 kg/mẫu trong hơn 660 ha đồng ruộng; thí điểm trồng xen thuốc lá và khoai tây cao sản không những đã đảm bảo chất lượng thuốc lá không thay đổi, mà còn tăng sản lượng khoai tây lên 1000 kg/mẫu trong 660 ha đồng ruộng.
Kể từ khi hoạt động thâm nhập học tập thực tiễn phát triển quan khoa học đến nay, Đại học Nông nghiệp Vân Nam còn xiết tay với huyện Kiến Xuyên, châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, thực hiện sự hợp tác kết nghĩa với 100 thôn tự nhiên, lấy dự án làm mặt bằng,9 thực hiện công tác phổ biến khoa học-công nghệ nông nghiệp, giúp đỡ đào tạo nhân viên khoa học-công nghệ nông thôn địa phương, thực hiện mục tiêu nhà nhà đều có "Người hiểu biết kiến thức khoa học". Hiện nay, Đại học Nông nghiệp Vân Nam cử đội phục vụ khoa học-công nghệ tới tận thôn làng của huyện Kiếm Xuyên để phổ biến công nghệ mới. |