Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  120 nghìn chiếc bếp sử dụng năng lượng mặt trời: bà con nông dân nghèo cũng góp phần vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
   2009-05-08 14:26:38    Xin Hua
Anh Mã Thủ Tỷ ngẩng đầu lên xem hướng mặt trời, chuyển bếp sử dụng năng lượng mặt trời tới phía nam, rồi đặ một ấm nước.

Trong khi đợi nước sôi, anh Mã Thủ Tỷ năm nay 30 tuổi cho các phóng viên Tân Hoa xã biết hiệu quả của bếp sử dụng năng lượng mặt trời. Anh đặt một tờ giấy ở dưới đáy ấm nước, chưa đến 3 giây tờ giấy này đã bốc cháy.

Anh Mã Thủ Tỷ là nông dân của thôn Dương Phòng, xã Cổ Thành, huyện Bằng Dương, thành phố Cố Nguyên, Khu Tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ miền tây bắc Trung Quốc, cuộc sống của gia đình anh chủ yếu dựa vào trồng ngô và nuôi bò, do nơi đây thường xuyên bị hạn hán, thu nhập hàng năm chỉ có thể đủ ăn.

Vì vậy, bếp sử dụng năng lượng mặt trời trị giá 220 nhân dân tệ được cấp miễn phí này rất quý đối với gia đình anh. "Trước kia, chúng tôi đều dùng cây ngô và than để đun nước và nấu cơm, hiện nay, có thể sử dụng bếp sử dụng năng lượng mặt trời, mỗi năm có thể tiết kiệm 500-600 nhân dân tệ mua chất đốt."

Thế nhưng, đối với anh nông dân này mà nói, anh không hiểu vì sao công ty lại cấp miễn phí cho gia đình anh một bếp sử dụng năng lượng mặt trời, chỉ cho rằng đây là "món quà tặng của ông trời". Tất nhiên, anh càng không biết đến việc anh sử dụng bếp năng lượng mặt trời còn có thể góp phần làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

"Tôi chỉ nghe nhân viên cấp bếp bảo đây là một dự án CDM." Anh Mã Thủ Tỷ nói với phóng viên như vậy.

Trên thực tế, dự án CDM - Cơ chế phát triển sạch là một dự án đầu tiên toàn cầu lấy bếp sử dụng năng lượng mặt trời làm phương tiện giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, lấy đông đảo nông dân đói nghèo làm chủ thể giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vận hành theo mô hình thương mại, do Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Phong Liên Ninh Hạ và Trung tâm Môi trường Đại học Thanh Hoa phối hợp nghiên cứu và khai thác.

Dự án quy định, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Phong Liên Ninh Hạ tự huy động vốn, cấp 120 nghìn chiếc bếp sử dụng năng lượng mặt trời cho 120 nghìn nông hộ nghèo phía nam vùng núi Ninh Hạ và phụ trách bán 2,5 triệu tấn khí thải CO2 đã giảm do nông dân không sử dụng than cho Bộ Ngoại giao Phần Lan và Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sĩ.

Dự án này đã được những chuyên gia của Tổ chức Khí hậu Ủy ban Phát triển và cải cách Nhà nước Trung Quốc xem xét và phê chuẩn, đăng ký trình tự tại Hội đồng Khí hậu lần thứ 46 của Liên Hợp Quốc ngày 23 tháng 3 năm 2009, đã bước vào giai đoạn thực hiện.

Hiện nay, dự án này đã cấp 3400 bếp sử dụng năng lượng mặt trời tại huyện Bằng Dương, Ninh Hạ và sẽ cấp 68 nghìn chiếc cho các địa phương Hải Nguyên, Đồng Tâm, Long Đức nằm ở vùng sâu vùng xa trong năm nay, năm 2011 sẽ cấp 48.600 chiếc.

"Cộng đồng được hưởng lợi ích trực tiếp của dự án này là gần 600 nghìn nông dân nghèo với thu nhập dưới 3000 nhân dân tệ/năm, chiếm 10% dân số Ninh Hạ, trong thời gian thực thi 10 năm có thể tiết kiệm 1,2 triệu tấn than, nông dân tiết kiệm 600 triệu nhân dân tệ mua than. Ngoài ra, còn có thể thu hút 5000 việc làm tại nông thôn." Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Phong Liên Ninh Hạ Vương Nhuận Lâm nói như vậy.

Theo Cơ chế Phát triển sạch (CDM) trong Nghị định thư Ky-ô-tô, các nước phát triển nếu không thể hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại nước mình thì có thể thông qua chuyển nhượng công nghệ hoặc viện trợ vốn cho các nước đang phát triển để thực hiện nghĩa vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Giáo sư Vương Xán của Trung tâm Kiểm nghiệm Môi trường và Chất lượng Đại học Thanh Hoa tham gia công việc thiết kế dự án CDM này cho biết, do mô hình sử dụng bếp sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể mang lại lợi ích cho đông đảo nông dân đói nghèo, đã khiến nhiều nước tích cực mua sắm trên thị trường khí thải CO2 thế giới, bên mua của các nước đã bày tỏ hứng thú to lớn đối với mô hình giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại những nước có đông dân số đói nghèo.

"Miễn là chính phủ các nước hỗ trợ chính sách, hoàn toàn có thể tìm tòi con đường mới cho việc xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính qua cơ chế CDM." Giáo sư Vương Xán nói, mô hình kết hợp việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính với xóa đói giảm nghèo này tuy chỉ là bản sao của những nơi đủ ánh nắng mặt trời ở Trung Quốc và trên thế giới, nhưng đặc biệt thích hợp phổ biến tại khu vực đói nghèo và hạn hán ở miền Tây Trung Quốc và khu vực châu Phi.

"Đừng coi nhẹ một chiếc bếp sử dụng năng lượng mặt trời, mỗi năm sử dụng bếp này nấu cơm có thể tiết kiệm khoảng 1 tấn than cho nông dân, không những đã giải quyết vấn đề nhiên liệu, mà còn có thể giảm thiểu cháy rừng với mức lớn, bảo vệ môi trường nông thôn." Giám đốc Phòng công tác năng lượng nông thôn huyện Bằng Dương Lý Trung Lục nói như vậy.