Nghe Online
Trận động đất Tứ Xuyên Trung Quốc xảy ra vào ngày 12 tháng 5 năm ngoái nằm vào đúng khu vực cư trú của dân tộc Khương Trung Quốc. Trận động đất đã cướp đi tính mạng của một số Nhà nghệ nhân dân gian dân tộc Khương, phá hủy bản làng, Văn hóa truyền thống của dân tộc Khương thiệt hại nghiêm trọng. Sau một năm đã trôi qua, công tác bảo tồn và khôi phục lại nền Văn hóa dân tộc Khương đã có tiến triển như thế nào ?
Người đang ca hát là chị Vương Chấn Phương, chị sinh sống tại thôn Ngư Tử Khê, thị trấn Ánh Tú tỉnh Tứ Xuyên. Chị Phương là người dân tộc Khương, năm nay 44 tuổi. Chị không những hát rất hay bài hát dân tộc Khương, mà còn rất khéo tay thêu thùa các kiểu cách màu sắc truyền thống dân tộc Khương như vải lót giầy, khăn vuông, khăn thắt lưng, khăn choàng. Những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc Khương mà chị nắm được hoàn toàn là do tự học, không có người dạy. Nhìn chị là mọi người thấy niềm hy vọng phát triển truyền bá và kế thừa của Nền văn hóa dân tộc Khương.
Tôi không được học qua, đều là chủ nhật về nhà xem người già làm như thế nào thì tôi làm như thế đấy. Hỏi các cụ, người già không có văn hóa, chỉ bảo cháu đếm số chỉ thêu là được, xem hoa bắt đầu thêu từ đâu thì cháu sẽ biết thêu như thế nào. Cái này không cần dạy, cũng dễ học thôi.
Dân tộc Khương là một trong nhưng dân tộc cổ xưa nhất của Trung Quốc, đã có lịch sử hơn 3000 năm. Dân tộc Khương thích ở trong những ngôi nhà xây bằng đá trên sườn núi, vì vậy được gọi là "Dân tộc trên vầng mây". Tháp canh của người dân tộc Khương xây cất dựa theo phương pháp kỹ thuật truyền thống, có tiếng tăm trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc thậm chí cả thế giới. Trang phục, ca múa và nhạc cụ của họ đều có đặc sắc dân tộc mới mẻ.
Sau khi xảy ra trận động đất mạnh, Cơ quan bảo tồn văn vật và nghiên cứu di sản văn hóa của chính phủ và dân gian đã lập tức bắt tay thành lập Nhóm công tác, lao tới vùng bị thiên tai để điều tra tình hình tổn thất về văn vật, nêu kiến nghị giữ gìn bảo tồn văn vật. Nhiều bộ và ủy ban như Bộ Văn hóa Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Khu thí điểm bảo vệ sinh thái văn hóa dân tộc Khương, và công bố Cương yếu qui hoạch, đưa những Khu cư trú dân tộc Khương của tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Thiểm Tây vào phạm vi giữ gìn bảo tồn, những di tích văn vật cổ, người truyền bá và kế thừa di sản văn hóa phi vật thể.v.v... trong Khu bảo tồn đều được trọng điểm bảo vệ, nhà nước sẽ cung cấp tài chính cho công tác này.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Chu Hòa Bình nói, Dân tộc Khương không có văn tự của mình, truyền bá và kế thừa văn hóa đều là truyền khẩu, hết đời này đến đời khác, phải tăng cường bảo vệ người kế thừa, xây dựng nơi hoạt động truyền bá và kế thừa, lợi dụng kỹ thuật số để mở rộng phạm vi truyền bá và sức ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Khương.
Văn hóa dân tộc Khương là nhờ người kế thừa truyền bá, bảo vệ người là nòng cốt. Thông qua công tác bảo vệ để cho những người kế thừa này có thể tiến hành hoạt động truyền bá. Cần phải tiến hành bảo tồn hiện vật và tài liệu quan trọng, thông qua sưu tầm hiện vật và chỉnh lý tài liệu để cho nền văn hóa này càng được bảo tồn một cách có hệ thống. Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng nội dung Nhà bảo tàng kỹ thuật số, xây dựng Kho dữ liệu chuyên đề, lợi dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để bảo vệ Nền văn hóa dân tộc Khương.
Bắc Xuyên là huyện tự trị dân tộc Khương duy nhất của Trung Quốc, để kế thừa Nền văn hóa dân tộc Khương, Trường trung học Bắc Xuyên sau khi động đất đã mở thêm môn giảng văn hóa dân tộc Khương và dạy hát những bài ca dân tộc Khương, mỗi tuần hai tiết, do một giáo viên chuyên phụ trách. Giáo viên họ Từ Trường trung học Bắc Xuyên cho chúng tôi biết :
Chúng tôi đang tổ chức giáo viên biên soạn giáo trình tương quan Văn hóa dân tộc Khương, hiện nay giáo trình đang được biên soạn, sau khi biên soạn xong sẽ được phổ biến trong toàn trường.
Dân tộc Khương hiện có hơn 300 nghìn người, trên 80 o/o cư trú tại huyện Mậu Châu tự trị dân tộc Tạng và dân tộc Khương A-ba, huyện Văn Xuyên và huyện tự trị dân tộc Khương Bắc Xuyên thành phố Miên Dương tỉnh Tứ Xuyên. Những khu vực này vừa vặn nằm trong Khu vực thiên tai nặng trong Trận động đất mạnh 12 tháng 5. Trận động đất mạnh 8 độ Rich-te chớp mắt ập đến đã phá hủy hầu hết thị trấn và làng bản cư trú của người dân tộc Khương. Nay trong quá trình xây dựng lại làng bản và thị trấn, nổi bật đặc sắc văn hóa dân tộc Khương là một trong những trọng điểm xây dựng lại. Phó chủ tịch châu A-ba Tiêu Hữu Tài nói, công tác bảo vệ và xây dựng lại Nền văn hóa dân tộc Khương đã triển khai đâu vào đấy.
Chúng tôi đưa khai thác chỉnh lý văn hóa dân tộc Khương và phong cách kiến trúc của dân tộc Khương hòa nhập hoàn toàn vào trong công tác tái thiết sau động đất. Xây dựng đã sử dụng một số phong cách văn hóa dân tộc Khương. Về khai thác và chỉnh lý Nền văn hóa dân tộc Khương, chúng tôi đã quyết định xây dựng một Nhà bảo tàng Văn hóa dân tộc Khương tại huyện Mậu, hiện nay công trình này đã khởi công xây dựng.
Sở Xây dựng tỉnh Tứ Xuyên nhằm vào truyền thống của Nền văn hóa dân tộc Khương, đã xuất bản Tập sơ đồ thiết kế nhà ở cho cư dân, kết hợp tập quán cư trú của người địa phương, thiết kế những căn hộ nhà ở phù hợp với nhu cầu cư trú của họ. Bản làng Ji-na-jiang huyện Bắc Xuyên là một trong những qui hoạch như vậy, từng bước từ bản thiết kế trở thành hiện thực. Trong trận động đất mạnh 12 tháng 5, đa số nhà ở của dân tộc Khương thôn Miêu Nhi Thạch thị trấn Lôi Cổ huyện Bắc Xuyên đều bị phá hủy, ruộng đất đều bị núi lở vùi lấp. Nay trên mảnh đất này đã mọc lên một thôn làng với phong cách đặc sắc dân tộc Khương và hoàn toàn mới mẻ, đặt tên là bản Ji-na-jiang. Ji-na-jiang là nữ thần xinh đẹp nhất của dân tộc Khương, bản Ji-na-jiang với ngụ ý là nơi cư trú của nữ thần xinh đẹp.
Ông Dương Hiểu Côn, Phó chủ tịch thị trấn Lôi Cổ phụ trách xây dựng bản Ji-na-jiang còn có sự tính toán của mình, ông biết đối với bà con dân tộc Khương địa phương mà nói, an cư chỉ mới là bước đầu, quan trọng hơn là lạc nghiệp, người dân tộc Khương chỉ có con cháu sinh sống đông đúc trên mảnh đất này, thì Nền văn hóa dân tộc Khương mới có thể không ngừng phát triển và kế thừa.
Trước khi xảy ra động đất, nhân dân địa phương chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi để sinh sống, sau khi động đất đã nhìn thấy bản làng mới của dân tộc Khương mọc lên, chủ yếu suy xét tới sự phát triển Ngành du lịch. Hiện nay chúng tôi có quy hoạch bước đầu, chúng tôi thực hiện phân loại quản lý 71 gia đình cư dân ở đây, một bộ phận kinh doanh nhà trọ, một bộ phận kinh doanh Nhà hàng ăn uống. Còn một bộ phận nữa chúng tôi tổ chức ca múa dân tộc Khương và thêu dệt dân tộc Khương, sẽ mang lại thời cơ tương đối tốt cho sự phát triển của Ngành du lịch địa phương chúng tôi.
Chị Sĩ Thành An trước khi xảy trận động đất chủ yếu làm nghề nông. Nay gia đình chị đã vào ở nhà cửa làng bản mới dân tộc Khương, chị mang những mặt hàng công nghệ dân tộc Khương do chị tự thêu và cả giày rơm mang đặc sắc độc đáo của dân tộc Khương đến bán tại chợ mới xây, mặc dù hiện nay khách du lịch không nhiều lắm, nhưng chị tràn đầy niềm tin đối với tương lai của mình.
Nếu du lịch hình thành qui mô, buôn bán nhất định dần dần khá lên, cũng mong càng có nhiều du khách tới bản làng dân tộc Khương chúng tôi.
Trung Quốc mới đưa ra "Cương yếu qui hoạch Khu thí điểm bảo vệ sinh thái văn hóa dân tộc Khương" cũng đã khuyến khích địa phương khai thác sản phẩm có giá trị thương mại và nghệ thuật của dân tộc Khương. |