Qua đó có thể thấy, trường hợp chưa khám bác sĩ và chưa qua xét nghiệm của phòng thí nghiệm, người bệnh khó mà làm rõ nguyên nhân dẫn đến ỉa chảy, lạm dụng thuốc là điều càng nguy hiểm, hơn nữa một số chứng ỉa chảy lây nhiễm còn có thể dẫn đến dịch bệnh lây nhiễm. Giáo sư Hoàng Bình, Trưởng Khoa nội Hệ thống tiêu Bệnh viện 305 Bắc Kinh nói:
"Nếu như chứng ỉa chảy kéo dài ba ngày mà chưa có triệu chứng dịu lại, thì nhất định phải đi bệnh viện chẩn đoán liệu có phải là chứng ỉa chảy hay không, bên cạnh đó phải xét nghiệm phân, để xác định ỉa chảy do nguyên nhân gì, như vậy mới có thể chữa trị một cách có mục đích."
Trường hợp bệnh tình của một số bệnh nhân tương đối nhẹ, không muốn đi bệnh viện thì làm sao. Chuyên gia đã hướng dẫn một biện pháp, đó là trong 500 mi-li-lít nước đun sôi cho thêm 10 gam đường kính và 1,75 gam muối, trường hợp ỉa chảy nhẹ lại không xuất hiện triệu chứng trên toàn bộ cơ thể thì có thể chữa trị theo phương pháp này; một khi khỏi ỉa chảy nên ngừng lập tức.Chuyên gia nhắc nhở rằng, chứng ỉa chảy không nghiêm trọng nói chung một hai ngày sẽ tự khỏi, nếu biện pháp này không có hiệu quả thì cần phải khám bác sĩ.
Hiện nay, ngoài vắc-xin ra, vẫn chưa có thuốc kháng sinh hiệu quả tốt nhằm vào vi-rút hình bánh xe, phương pháp điều trị chủ yếu trong lâm sàng là giữ sự cân bằng giữa nước, chất điện phân, chất A-xít và chất kiềm. Cho nên, nếu trẻ em viêm nhiễm vi-rút hình bánh xe cần phải đưa ngay vào bệnh viện, đề phòng xuất hiện triệu chứng mất nước và dẫn đến các biến chứng khác.
Do hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trong chữa trị chứng ỉa chảy vi-rút hình bánh xe, vì vậy, công tác dự phòng còn quan trọng hơn so với điều trị. Chuyên gia của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc bà Trương Tĩnh cho biết, vi-rút hình bánh xe chủ yếu lấy hệ thống tiêu làm kênh truyền nhiễm, khi tiếp xúc với chất tiết, nước tiểu và phân của trẻ em cũng như sự tiếp xúc mật thiết giữa trẻ em đều có thể bị lây nhiễm, vì vậy chú ý vệ sinh là biện pháp phòng chống quan trọng. Trước hết là phải chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình và vệ sinh trong ăn uống. Đặc biệt là trong khi chăm sóc trẻ em, phụ huynh cần phải thường xuyên rửa tay, về dụng cụ ăn cơm của người thành niên và trẻ em cũng phải dùng riêng, trong nhà phải thường xuyên thông gió, nói chung cần có môi trường gia đình tốt đẹp. 1 2 |