Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc dựa vào nông thôn rộng lớn tạo việc làm cho sinh viên
   2009-04-17 14:44:14    cri

Giống như chị Trần Lệ Quyên, sinh viên tốt nghiệp của Đại học Nông nghiệp Hà Nam anh Lưu Nhược Tranh cũng có tình cảm sâu sắc đối với nông thôn. Thế nhưng, khác với chị Quyên, mục tiêu của anh Tranh là phát triển ngành trồng trọt thay vì tiếp tục giữ chức cán bộ thôn.

Đã chuyển hộ khẩu đến huyện Kinh Sơn, thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, anh Tranh phải mất hơn 5 năm để từ một sinh viên trở thành một "Hộ lớn trồng lương thực Trung Quốc" và "Gương mẫu làm giàu bằng khoa học-công nghệ Trung Quốc". Anh thành lập "Hợp tác xã chuyên ngành trồng trọt nông trang Tranh Vinh" đã thu hút 212 hộ nông dân tham gia, diện tích canh tác hơn 860 ha. Do tiến hành thâm canh, mỗi năm có thể canh tác hơn 600 ha lúa mì, hơn 600 ha lúa gạo và hơn 500 ha bông, có hiệu quả kinh tế khả quan.

Cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại đã khiến hơn 20 triệu lao động nông dân thất nghiệp về quê hương, một số chuyên gia nêu rõ, muốn giải quyết vấn đề làm việc cho lao động nông dân thất nghiệp thì phải tìm tòi biện pháp từ thành thị và nông thôn, tìm tòi biện pháp giải quyết từ nông thôn có ý nghĩa còn sâu xa hơn, bởi vì, "những người từng xa quê làm việc hoặc học tập có thể trở thành người đứng đầu của địa phương. Họ quen thuộc tình hình nông thôn, hơn nữa những từng trải làm việc và học tập đã giúp họ mở rộng tầm nhìn, thấy được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn."

Anh Tranh nói với phóng viên rằng, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, nhiều thanh niên nông thôn đều muốn ở lại nông thôn để phát triển, thế nhưng, kinh tế nông thôn không giống doanh nghiệp có lãi nhiều, cần phải dựa vào kinh doanh qui mô thích hợp, nhưng khó huy động vốn để lập nghiệp, mong đợi Chính phủ và các cơ quan tài chính có thể phối hợp giải quyết vấn đề vốn lập nghiệp cho thanh niên nông thôn.

Ông Trịnh Phong Điền cho rằng, Nhà nước có thể xem xét thành lập Quỹ Lập nghiệp riêng, khuyến khích những nhân viên xa quê làm việc trở về quê hương lập nghiệp. Ông nói: "trước kia, những lưu học sinh về nước đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc, hiện nay, lao động nông dân có thể đóng vai như những lưu học sinh về nước để phát triển vùng nông thôn, việc thành lập Quỹ lập nghiệp sẽ đưa ra tín hiệu rõ ràng."


1 2