Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Địa vị của phụ nữ Tây Tạng đã có sự biến đổi cơ bản
   2009-04-07 17:13:18    cri

Cụ Ngả-phơ Sai-đan-zô-cơ cho phóng viên biết: "Tôi có cảm xúc sâu sắc trước sự biến đổi về mặt bảo vệ sức khỏe cụ mẹ và trẻ em. Trong xã hội cũ, cả Tây Tạng không có một bệnh viện ra hồn nào của chính quyền, bản thân tôi là người phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu, sinh 12 người con, trong đó có chín người con sinh nở tại nhà, tuy có người ở và người giúp việc hầu hạ, nhưng chẳng may xẩy ra bất trắc, thì cũng đành phải bó tay, làm gì có được điều kiện y tế tốt như ngày nay ? Còn nông nô thì rất khổ cực, vừa sinh nở không được bao lâu đã phải đi lao động. Sau ngày cải cách dân chủ, sự nghiệp y tế của Tây Tạng không ngừng phát triển, hiện nay các ấp đều có cơ sở y tế và ngày càng chú trọng việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, qua những tin tức trên truyền hình tôi được thấy, trên đường phố những thanh niên nam nữ, ai nấy đều rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Tuổi thọ của người dân Tây Tạng đã từ 31.5 tuổi trước ngày cải cách dân chủ tăng lên đến 67 tuổi hiện nay."

Về sự nghiệp giáo dục của Tây Tạng, cụ cho phóng viên biết: "Sự nghiệp giáo dục của Tây Tạng cũng có sự phát triển to lớn, trước đây ở Tây Tạng không có trường học quy mô nào, con gái của những nhà giàu có, chỉ cần biết ít chữ để ghi được sổ sách là đủ rồi, vì vậy, các tiểu thư nhà quý tộc có trình độ văn hóa cao không nhiều. Con cái của người nông nô thì lại càng không có điều kiện đi học. Sau ngày cải cách dân chủ, đã thực hiện nam nữ bình đẳng, bất kể là con nhà giàu có hay con của người dân lao động đều được tiếp thu giáo dục. Ở Tây Tạng từ trường mẫu giáo cho đến trường tiểu học, cấp trường cấp hai, cấp ba, rồi trường đại học đều đầy đủ. Hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học trở về Tây Tạng tham gia xây dựng quê hương. 12 người con của tôi đều được tiếp thu giáo dục đại học và cao đẳng."

Cuối cùng cụ nói với phóng viên một cách cảm khái rằng; "50 năm qua, Tây Tạng đã có sự biến đổi long trời lở đất. Xã hội đã phát triển, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, hiện nay, nhà ở và cuộc sống của nhiều người dân bình thường ở Tây Tạng ngay những người quý tộc trong xã hội cũ cũng không sánh được. Tôi tin rằng, tương lai của Tây Tạng sẽ ngày càng thêm tươi đẹp."


1 2