Tin cho biết, biểu hiện trong lâm sàng giữa cúm gia cầm ở người và cảm cúm thường có nhiều nét tương đồng, song kênh lây nhiễm lại chênh lệch rất nhiều. Cụ thể mà nói, kênh lây nhiễm của cảm cúm là lây nhiễm giữa con người, nhưng kênh chủ yếu lây nhiễm vi-rút cúm gia cầm cho người là từ gia cầm đến người, tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị ốm và mắc bệnh là nhân tố nguy hiểm thường thấy nhất. Kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy, phần lớn trường hợp cúm gia cầm ở người đều từng tiếp xúc với gia cầm trước khi lây bệnh, hoặc ở trong môi trường bị vi-rút ô nhiễm như thị trường buôn bán gia cầm sống chẳng hạn.
Liệu vi-rút cúm gia cầm có thể lây nhiễm giữa con người hay không? Ông Thư Diệu Long, Giám đốc Trung tâm Cảm cúm Nhà nước Trung Quốc cho biết, mặc dù xuất hiện số ít trường hợp cúm gia cầm ở người, song hiện nay chưa có bằng chứng chứng tỏ vi-rút có thể lây lan hữu hiệu, phần lớn cúm gia cầm ở người đều do người bệnh tiếp xúc với gia cầm hoặc các đối tượng khác bị viêm nhiễm gây nên.
Làm thế nào để dự phòng cúm gia cầm ở người đã thu hút sự quan tâm của mọi người. Nghiên cứu viên Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc Vương Kiện cho biết, cúm gia cầm ở người có thể dự phòng bằng một số biện pháp, mọi người chúng ta hoàn toàn không nên hoảng sợ.
"Lây lan dịch bệnh cần có nguồn truyền nhiễm và kênh truyền nhiễm, cần có đối tượng dễ bị lây nhiễm. Chính gia cầm bị viêm nhiễm vi-rút là nguồn lây lan; còn kênh truyền nhiễm là sự tiếp xúc giữa con người với gia cầm viêm nhiễm vi-rút; chúng ta đều là cộng đồng dễ lây nhiễm, bởi vì hiện nay chưa có vắc-xin phòng chống cúm gia cầm ở người một cách quy mô. Miễn là cắt đứt một trong ba yếu tố nói trên sẽ có thể phòng chống dịch cúm gia cầm ở người."
Chuyên gia cho biết, biện pháp cắt đứt kênh lây lan chủ yếu là cố gắng tránh tiếp xúc với gia cầm hoặc chim muông, một khi tiếp xúc với gia cầm, chim muông hoặc phân của chúng, nên lập tức rửa tay cho thật kỹ. Ngoài ra, đề nghị chúng ta đừng mua gia cầm sống trên chợ, nếu phát hiện gia cầm và chim muông bị chết cần phải báo cáo cho ban ngành hữu quan một cách kịp thời.
Chuyên gia còn nhắc nhở rằng, biện pháp tốt nhất phòng chống cúm gia cầm ở người là tăng cường khả năng phòng chống của cơ thể, nghỉ ngơi và ngủ nghê đầy đủ, ăn uống cân bằng, hoạt động vừa phải, bồi dưỡng thói quen vệ sinh cá nhân tốt đẹp, trong nhà luôn mở cửa sổ thông gió v.v.
Thực ra, cũng như vi rút cảm cúm, vi-rút cúm gia cầm cũng hết sức nhạy cảm với nhiệt độ cao, nhiệt độ cao 70 độ C chỉ cần 2-10 phút sẽ có thể hoàn toàn tiêu diệt vi-rút cúm gia cầm, cho nên miễn là chúng ta chế biến chín thịt gia cầm và trứng gia cầm sẽ đảm bảo an toàn, điều quan trọng là phải chế biến chín.
Chuyên gia phân tích rằng, tình hình cúm gia cầm ở người và dịch bệnh động vật khác cho thấy, trong thời gian tới, cúm gia cầm ở người sẽ không ngừng xuất hiện. Ông Thư Diệu Long nói, mỗi khi tăng thêm một ca bệnh sẽ tạo cơ hội cho vi-rút nâng cao năng lực truyền nhiễm trên cơ sở vi-rút biến dạng và tái tạo lại gien.
"Sau khi tái tạo lại một phần gien của vi-rút cúm gia cầm và gien dịch cảm cúm sẽ sản sinh loại vi-rút mới, và sẽ có thể lây lan trong con người. Nếu xảy ra trường hợp này thì hết sức nguy hiểm. Nhưng điều may mắn là, hiện nay trên toàn cầu chưa nhận được báo cáo như vậy.
Đứng trước dịch cúm gia cầm hiện nay, con người chúng ta vẫn chưa có sự hiểu biết đối với rất nhiều lĩnh vực, thế nhưng làm thế nào để ứng đối với dịch cúm gia cầm đã trở thành vấn đề toàn cầu, công tác phòng chống cúm gia cầm vẫn còn gánh nặng đường xa. 1 2 |