Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc khủng hoảng tài chính không làm dao động ước mơ học đại học của trẻ em nông thôn Trung Quốc
   2009-04-03 17:06:58    cri
Tuy đã có nhiều thông tin về những sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng khó tìm được việc làm, nhưng chưa qua Tết Nguyên Tiêu, em Dư Trại học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông thôn Phân Khẩu, huyện Thuần An, tỉnh Chiết Giang đã trở về trường, hơn thế nữa , mỗi ngày đều tự học đến khuya. Em nói, "học tập chắc chắn sẽ có lối thoát."

Mẹ em là bà Dư Tân Phong nói: "Chúng tôi mong cháu có thể thi đỗ đại học, như vậy sau khi tốt nghiệp đại học, thế nào cũng có thể tìm được một việc làm tốt hơn làm những công việc đồng áng vất vả của nông dân. Miễn là cháu có thể thi đỗ, chúng tôi sẽ dốc sức cho cháu học đại học."

Nhiều cha mẹ trong thôn đều cho rằng, nếu con không học đại học, thì không có nhiều cơ hội tìm những công việc tốt ngoài làm công việc chân tay.

Bà Dư Tân Phong nói, "những công việc chân tay chỉ cần yêu cầu thấp, song dễ bị ảnh hưởng nhất trong tình hình kinh tế không tốt."

Tại thôn Chương Diêu cách thôn Phân Khẩu không xa, nông dân Tưởng Xã Đông cảm thấy rất đáng tiếc vì không giúp được con mình vào đại học. Hiện nay, con ông đang làm việc tại một doanh nghiệp in nhuộm của thành phố Hàng Châu với lương tháng gần 2000 nhân dân tệ.

Ông Tưởng Xã Đông nói: "tuy thu nhập của cháu cũng tạm được, song muốn vươn cao hơn thì rất khó, ngoài ra, tôi thường lo lắng về cháu làm việc tại doanh nghiệp nhỏ sẽ không ổn định, năm nay còn làm việc tại đây, nhưng sang năm thì chả biết có còn được làm ở đấy nữa hay không."

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều gia đình nông thôn đều bắt đầu nghĩ đến vấn đề làm việc của con bằng tầm nhìn xa, lựa chọn giữa những trường hướng nghiệp đào tạo nghề và trường đại học, cao đẳng.

Do những năm qua, kinh tế Trung Quốc luôn giữ đà phát triển, cơ hội việc làm tương đối nhiều, hơn thế nữa, chính phủ tăng cường ủng hộ cho các trường hướng nghiệp, việc đưa con đến học ở trường trung cấp dạy nghề rồi làm việc tại nơi khác đã nhận được sự chấp nhận của nhiều gia đình nông thôn.

Tại Tập đoàn Giáo dục hướng nghiệp Hoàn Cầu thành phố Trường Sa rất nổi tiếng về "giáo dục theo đơn đặt hàng", trẻ em nông thôn 17,18 tuổi sau khi được đào tạo nghề khoảng 2 đến 3 năm, có thể tìm được việc làm theo hợp đồng làm việc giữa nhà trường với đơn vị tuyển dụng người, làm việc tại những ngành dệt-may, xây dựng và chế tạo thiết bị, máy móc. Các học sinh học tại đây không những không cần nộp học phí, mà mỗi người còn có thể được cấp 1500 nhân dân tệ trợ cấp từ ngân sách.

Nếu so với điều này, học phí của các trường đại học và cao đẳng mỗi năm khoảng 5000-6000 nhân dân tệ, kể cả tiền ăn ở, mỗi năm ít nhất phải bỏ ra hơn 10 nghìn nhân dân tệ. Khoản tiền này thật là một gánh nặng đối với các gia đình nông thôn Trung Quốc chỉ có thu nhập bình quân hơn 4000 nhân dân tệ/năm/người.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Giáo dục hướng nghiệp Hoàn Cầu Hà Quảng Văn nói, bà con nông dân là người thực tế nhất. Đối với tình hình học phí đại học đắt, một số sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc làm do những nguyên nhân như giáo dục đại học và cao đẳng không kết hợp hữu hiệu với nhu cầu thị trường, nhiều gia đình nông thôn đã thay đổi tư duy cho con học đại học.

Sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đã khiến tình hình tìm việc làm của các sinh viên tốt nghiệp đại học và lao động nông dân Trung Quốc hết sức gay cấn, chính phủ đang bắt tay giải quyết hai vấn đề này. Nhiều chính quyền địa phương cấp thêm học phí và trợ cấp sinh hoạt cho các lao động nông dân về quê theo học tại trường hướng nghiệp và cung cấp cương vị thực tập cho những sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm.

Giáo viên Đại học Truyền thông Trung Quốc Lộ Vĩnh Dân nói: "giáo dục hướng nghiệp và giáo dục đại học và cao đẳng không phải là quan hệ hai chọn một, hai phương thức giáo dục này nên phối hợp với nhau, giáo dục hướng nghiệp có vai trò tích cực nếu nhìn về tìm việc làm. Bên cạnh đó, làm cho càng nhiều người, đặt biệt là trẻ em nông thôn học đại học và cao đẳng để nâng cao tố chất tổng thể quốc dân sẽ góp phần cho sự phát triển của đất nước."

Bà Lộ Vĩnh Dân cho rằng, khủng hoảng tài chính đã mang lại thách thức gay cấn hơn cho giáo dục đại học và cao đẳng. "Điều này có nghĩa là các trường đại học và cao đẳng không những phải nâng cao tố chất của sinh viên, mà còn phải giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng và làm được việc, trong khi đó, hiện nay, sinh viên không còn là 'châu báu ngọc ngà' nữa, cho nên sinh viên cần phải điều chỉnh tâm lý, đừng quá tham vọng viển vông."