Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vài nét về Trường Đại học Nam Kinh
   2009-03-31 18:38:33    CRIonline

Nghe Online

Tại Nam Kinh, một thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng miền Đông Trung Quốc, có một Trường Đại học Nam Kinh với hơn 100 năm lịch sử. Chặng đường lịch sử của trường này cho thấy, hàng loạt nhân tài kiệt xuất của các nước trên thế giới đều từng theo học tại đây, chính vì vậy, Trường Đại học Nam Kinh đã trở thành một trong những trường đại học Trung Quốc nổi tiếng nhất trên thế giới.

Tiền thân của Trường Đại học Nam Kinh là Trường Đại học Trung ương được thành lập vào năm 1902. Năm 1952, Trường Đại học Trung ương đã sát nhập với một trường giáo hội do người Mỹ mở mang tên Trường Đại học Kim Lăng, trở thành Trường Đại học Nam Kinh ngày nay. Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Nam Kinh tiến sĩ Trương Vinh nói, trải qua sự phát triển trong hàng trăm năm qua, Trường Đại học Nam Kinh đã trở thành một trường đại học nổi tiếng bao gồm khoa văn và khoa học tự nhiên và có thực lực khá mạnh. Tiến sĩ Trương Vinh cho biết, là trường đại học bậc nhất Trung Quốc, Trường Đại học Nam Kinh yêu cầu rất cao về chất lượng nguồn sinh viên, hàng năm chỉ có những sinh viên hạng Top-ten của Trung Quốc mới có dịp đến bổ túc học thêm tại trường này, rất nhiều sinh viên qua đào tạo của trường này đã trở thành nhân tài quan trọng của xã hội.

Tin cho biết, số lượng luận văn khoa học của Trường Đại học Nam Kinh từng đứng đầu các trường đại học Trung Quốc trong 7 năm liền, trong khi đó số lượng luận văn được đưa vào sử dụng cũng xếp hàng đầu các trường đại học Trung Quốc trong 8 năm liền. Hiện nay, Trường Đại học Nam Kinh đang trù bị xây dựng phòng thí nghiệm vi kết cấu nhà nước, sẽ tập hợp lực lượng khoa học của các lĩnh vực vật lý, hóa học, điện tử và vật liệu để hình thành một lực lượng hùng mạnh quy mô gồm 400 nhân viên nghiên cứu và 1000 nghiên cứu sinh.

Được biết, bắt đầu từ thập niên 80 thế kỷ 20, Trường Đại học Nam Kinh đã thiết lập quan hệ hợp tác với một loạt trường đại học của nước ngoài. Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Trung-Mỹ được hợp tác xây dựng với Trường Đại học Johns Hopkins Mỹ là một cơ quan nghiên cứu khoa học xuyên quốc gia sớm nhất và thành công nhất Trung Quốc; Sở Nghiên cứu Luật Kinh tế Trung-Đức hợp tác xây dựng với Trường Đại học Goettingen Đức cũng đã thu được thành quả rực rỡ. Tiến sĩ Trương Vinh nói, Trường Đại học Nam Kinh luôn luôn dốc sức phát triển theo hướng quốc tế hóa về môn học, khoa học và đội ngũ học giả.

Trường Đại học Nam Kinh còn là một trong những trường đại học tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài sớm nhất Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ sở đào tạo tại chức cấp cao của Liên Hợp Quốc. Hiện nay, có khoảng 2200 lưu học sinh đang theo học tại trường này, trong đó Mỹ là một nước cử lưu học sinh nhiều nhất.

Tin cho biết, lưu học sinh theo học đại học chính quy tại Trường Đại học Nam Kinh, học phí của một năm học từ 19 nghìn đến 23 nghìn đồng nhân dân tệ, học phí của nghiên cứu sinh từ khoảng 23 nghìn đến 33 nghìn đồng. Bên cạnh đó, Trường Đại học Nam Kinh cũng cung cấp một số học bổng cho lưu học sinh, hàng năm lần lượt bình chọn 10 nghiên cứu sinh và sinh viên chính quy ưu tú hưởng chế độ miễm giảm toàn bộ học phí; ngoài ra, các lưu học sinh còn có thể xin học bổng của Chính phủ Trung Quốc.

Để tạo điều kiện học tập và sinh hoạt tốt hơn cho các lưu học sinh, Trường Đại học Nam Kinh sẽ chính thức đưa khu vực trường quốc tế Tiên Lâm vào sử dụng.

Trong vườn trường của Trường Đại học Nam Kinh, phóng viên đã gặp anh Patrick đến từ thành phố Salt Lake bang Utah, anh theo học nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Trung-Mỹ từ tháng 9 năm 2008. Anh bày tỏ hết sức hài lòng đối với điều kiện học tập và sinh hoạt tại Trường Đại học Nam Kinh. Anh cho biết, điều kiện ở rất tốt, thiết bị cũng rất tốt, tình hình học tập ở đây tốt hơn bất cứ nơi nào, tại đây có thể học được những kiến thức mà mình muốn học."