22 năm trước hai phóng viên Từ Lộ và Lý Vĩnh Đắc "Báo Buổi chiều Tự Lập" Đài Loan Trung Quốc đã lần đầu tiên đến Đại lục phỏng vấn. Là chuyến phỏng vấn thu hút sự theo dõi của báo chí toàn cầu, phá vỡ trạng thái cách ly hoàn toàn giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã kéo dài 38 năm, Chuyến đi Đại Lục Trung Quốc của hai phóng viên đã được giới báo chí hai bờ gọi là Cuộc hành trình phá băng.
Tháng 7 năm 1987, Chính quyền Đài Loan Trung Quốc tuyên bố giải tỏa Cơ chế cách ly hoàn toàn với Đại lục đã thực hiện 38 năm, cho phép đồng bào Đài Loan về Đại lục thăm thân nhân và đi du lịch. Ông Ngô Phong Sơn, Tổng biên tập tòa báo "Buổi chiều Tự Lập" Đài Loan lúc bấy giờ cho rằng quan hệ hai bờ sẽ có sự đổi mới lớn, do đó ông đã đưa ra một quyết định mạnh dạn : Cử phóng viên tranh thủ nhanh chóng đến Đại lục phỏng vấn. Hai phóng viên Từ Lộ và Lý Vĩnh Đắc của tòa báo "Buổi chiều Tự Lập" đã hân hạnh trở thành phóng viên Đài Loan đợt đầu đặt chân lên Đại Lục Trung Quốc.
Ban đầu hai người được chọn cử đi không phải là tôi và anh Lý Vĩnh Đắc, mà là một phóng viên nhiếp ảnh và một phóng viên Tài chính kinh tế. Lúc ấy suy xét cử phóng viên Kinh tế sẽ không nhạy cảm lắm. Sau đó lãnh đạo của tôi xét đến tôi có năng lực ngoại ngữ, có thể có phóng viên nước ngoài phỏng vấn, trước khi vào làm việc tại Tòa báo, tôi đã viết bài về quan hệ hai bờ. Do đó tòa báo đã nhanh chóng cử chúng tôi thay thế hai người cũ.
Phóng viên Từ Lộ năm đó 31 tuổi, quê ở Thượng Hải, tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường đại học Đạm Giang Đài Loan, lúc bấy giờ là nghiên cứu viên Sở nghiên cứu chính trị. Phóng viên Lý Vĩnh Đắc năm đó 34 tuổi, sinh trưởng ở Cao Hùng, tốt nghiệp khoa Chính trị Trường đại học Chính trị Đài Loan, lúc ấy là Trưởng phòng nghiên cứu chính trị và kinh tế của tòa báo.
Ngày 11 tháng 9, hai phóng viên Lý Vĩnh Đắc và Từ Lộ xuất hành từ Đài Bắc, họ lựa chọn Tô-ki-ô là trạm trung chuyển để vào Đại lục Trung Quốc, mong Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản giúp đỡ đắc lực.
Tôi có ấn tượng là chúng tôi tới Tô-ki-ô vào lúc chập tối, khi chúng tôi gõ cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Tô-ki-ô thì trời đã tối. Một nhân viên ra hỏi chúng tôi có việc gì, khi chúng tôi trình bày việc này với họ, nét mặt anh ấy tỏ ra rất kinh ngạc. Anh ấy cảm thấy đây là việc trọng đại, anh ấy không biết nên xử lý như thế nào, cần phải xin ý kiến, chúng tôi chờ đợi hai ngày tại Tô-ki-ô. Sau đó anh ấy tìm gấp chúng tôi, cho biết họ hoan nghênh chúng tôi đi phỏng vấn với thái độ hết sức thiện chí.
1 2 3 |