Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sự biến đổi của Trung Quốc trong con mắt Nhà Hán học Liên bang Nga Ni-cô-lai Ru-sa-nốp
   2009-02-26 15:18:54    cri
Thập niên 70 – 80 thế kỷ 20, xe đạp, máy khâu, máy thu thanh và đồng hồ đeo tay là "Bốn thứ lớn" mà những cặp Uyên ương khi thành lập gia đình đều mong muốn sắm, ngày nay "Bốn thứ lớn" này đã biến thành Nhẫn kim cương, xuất quốc Tháng trăng mật, Nhà ở và Ôtô. Tin rằng theo đà Cải cách phát triển tiếp tục đi sâu, "Bốn thứ lớn" sẽ còn nâng cấp thay đổi mới.

Đây là lời nói của ông Ni-cô-lai Ru-sa-nốp với phóng viên khi vừa tham gia xong Lễ cưới của một người bạn Trung Quốc.

Ông Ni-cô-lai năm nay 60 tuổi, từng là Nhà bình luận của Đài phát thanh Quốc Tế "Tiếng nói Nga". 30 năm trước, ông lần đầu tiên đặt chân lên đất nước Trung Quốc, sau đó, ông nhiều lần đến Trung Quốc phỏng vấn và tham gia hoạt động giao lưu văn hóa. Bắt đầu từ năm 2000, ông Ni-cô-lai đã trọn ước mơ nhiều năm của mình, trở thành chuyên gia nước ngoài Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc, còn chủ trì tiết mục "Trò chuyện Trung Quốc".

30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã biến đổi hết sức lớn lao. Trong thời gian 30 năm, Liên bang Nga láng giềng trải qua quá trình từ Liên Xô giải thể tới lấy lại vị thế. Là người chứng kiến sự thay đổi của hai nước Trung – Nga, ông có sự lý giải của mình về Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa. Ông Ni-cô-lai nói, Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc là một thực tiễn vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc cũng như lịch sử thế giới. Tôi cảm thấy có điểm then chốt khác với Liên Xô. Lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ đã lựa chọn tìm tòi mò mẫm đi tới, thông qua kinh nghiệm tìm tòi và tích lũy, từng bước giải quyết vấn đề gặp phải trong cải cách, từng bước chuyển đổi cơ chế.

Sân bay Quốc Tế Thủ Đô Bắc Kinh

Sân bay Quốc Tế Thủ Đô Bắc Kinh là cửa ngõ của Trung Quốc. Ông Ni-cô-lai nhớ lại quang cảnh lần đầu tiên thấy Sân bay Quốc Tế Thủ đô Bắc Kinh cách đây 30 năm, diện tích Nhà ga số 1 không đầy 80 nghìn mét vuông, chỉ có 30 tuyến bay quốc tế, ban đêm còn đóng cửa. Nhà ga số 3 năm 2008 đưa vào sử dụng trở thành Nhà ga độc lập lớn nhất thế giới.

Ga xe lửa Nam Bắc Kinh

Ông Ni-cô-lai nói, ngoài việc xây dựng sân bay thể hiện "Tốc độ Trung Quốc" ra, Ga xe lửa của Bắc Kinh cũng có sự biến đổi long trời lở đất. Ga xe lửa Tây Bắc Kinh là tượng trưng thành tích 10 năm đầu cải cách mở cửa của Trung Quốc, kỷ lục Ghi-nét đã xác nhận là ga xe lửa lớn nhất thế giới. Nay Ga xe lửa Nam Bắc Kinh mới xây dựng đưa vào sử dụng càng là chứng kiến cho sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại của Trung Quốc. Mỗi khi từ Ga Nam Bắc Kinh ngồi tàu cao tốc 300 km/giờ Bắc Kinh – Thiên Tân, ông Ni-cô-lai lại nghĩ sự phát triển của Trung Quốc như đoàn tàu đang chạy với tốc độ nhanh này vậy, càng chạy càng nhanh.

1 2