Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu chuyện về kỹ sư Trương Kế Hòa
   2009-01-22 14:28:28    cri
Trong quá trình cải cách mở cửa tại Trung Quốc, Thâm Quyến là Đặc khu kinh tế đầu tiên có địa vị hết sức quan trọng. Thành công của Thâm Quyến ngoài những biện pháp thực thi trước một bước mà 30 năm trước khen chê không như nhau như thu hút vốn nước ngoài, phát triển Doanh nghiệp tư nhân.v.v..., sự cống hiến của người ngoại tỉnh cũng rất quan trọng. Trong con mắt của những người này, Đặc khu kinh tế xét đến cùng đặc biệt ở chỗ nào ? Họ lại thích ứng như thế nào với sự biến đổi ?

Một ngày tháng 2 năm 1979, tiếng mìn nổ đã thay đổi vận mệnh của Khu Xà Khẩu. Trên bãi biển và núi hoang, Khu công nghiệp mở cửa đối ngoại đầu tiên của Trung Quốc --- Khu công nghiệp Xà Khẩu ra đời. Đặc khu Kinh tế đầu tiên của Trung Quốc đã tiến bước đầu tiên. Mọi người từ các nơi ùn ùn kéo tới, có người vì khai hoang tìm ước mơ của mình, có người mong tới nơi mở cửa thử tài.

Anh Trương Kế Hòa lúc ấy đã 37 tuổi không trẻ trung lắm, nhưng lòng nhiệt tình lập nghiệp đã khiến anh và nhiều người khác tràn đầy niềm tin hướng về Đặc khu Kinh tế. Lúc bấy giờ anh Hòa đang làm việc tại Vũ Hán thành phố lớn miền trung Trung Quốc, đã thành lập gia đình và có hai đứa con gái, công việc và đời sống tương đối ổn định. Tội gì bỏ nơi ổn định tới nơi mới lạ mở mang, vợ anh tỏ thái độ phản đối.

Không lên đường thành công, nhưng vẫn rất lôi cuốn. Năm 1980, nhằm tăng nhanh tiến độ thi công cảng Xà Khẩu, Thâm Quyến thực hiện cơ chế khen thưởng, làm cho anh Trương Kế Hòa đang làm việc ở Vũ Hán làm ăn hay rở cũng như nhau lay chuyển.

Nhằm tăng nhanh xây dựng, ông Viên Canh, Chủ nhiệm Ủy ban quản lý Xà Khẩu lúc bấy giờ đã nêu ra khẩu hiệu "Thời gian là vàng bạc, hiệu suất là sinh mệnh", người Trung Quốc ngày nay nghe câu này rất bình thường, nhưng 30 năm trước, mọi người quen làm việc theo từng bước, tuy "Làm nhiều ăn nhiều" là cơ chế phân phối cơ bản của xã hội Chủ nghĩa.

Nhưng Thâm Quyến thì khác, Khu công nghiệp Xà Khẩu cải cách mạnh dạn về các mặt dùng người, đãi ngộ, nhà ở, bảo đảm xã hội, gọi thầu công trình, cơ chế cổ phần doanh nghiệp.v.v... Đây có nghĩa là cơ hội ở đây càng nhiều, càng khuyến khích cạnh tranh công bằng.

Sau mười năm, đến năm 1993, anh Trương Kế Hòa 47 tuổi, kỹ sư lắp đặt bằng cần trục cuối cùng đã đợi tới cơ hội, bởi vì Thâm Quyến cần gấp nhân tài kỹ thuật và quản lý. Thời gian như thoi đưa, vợ anh Hòa không kiên trì ý kiến trước nữa.

Anh Trương Kế Hòa đưa một tốp nhân viên kỹ thuật, anh còn làm hoạch định công trình, tranh thủ thời gian viết tài liệu kỹ thuật, đào tạo thanh niên, thu nhập nâng cao rõ rệt. Thu nhập tăng lên, thái độ miễn cưỡng chuyển xuống miền nam của vợ anh cũng thay đổi.

Sớm từ năm 1984, bình quân mức sống của cư dân Thâm Quyến đã đạt gấp đôi so với mức bình quân thu nhập của toàn Trung Quốc. Theo con số của Cục thống kê nhà nước năm 2003 cho thấy, thu nhập của cư dân thành phố Thâm Quyến xếp thứ nhất trong toàn quốc liên tục trong 10 năm. Cuộc sống khấm khá, vợ anh Hòa ban đầu không cho chồng đến Thâm Quyến tuy không nói, nhưng trong lòng có phần hổ thẹn.

Trải qua gần 30 năm phát triển, kiến thiết cơ bản thị chính Thâm Quyến đã có qui mô bước đầu, môi trường đô thị tươi đẹp, tỉ lệ bao phủ cây xanh cao, vợ chồng anh Trương Kế Hòa cảm thấy rất thoải mái. Dân số của thành phố Thâm Quyến từ hơn 20 nghìn người năm 1983 tăng tới hơn 14 triệu dân hiện nay, nhân khẩu người ngoại tỉnh so với cư dân địa phương với tỉ lệ 6:1, có tỉ lệ cao nhất trong toàn quốc. Có thể nói, những người ngoại tỉnh như anh Trương Kế Hòa đã có tác dụng quyết định trong sự phát triển xã hội và kinh tế của thành phố Thâm Quyến.