Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chính sách mới về đất đai sẽ đẩy nhanh sự thay đổi của nông thôn Trung Quốc
   2009-01-16 15:47:26    cri
Sau khi rửa xong bát đĩa vừa ăn xong buổi trưa, cụ Bạc Kim Sinh 72 tuổi ngồi trên ghế Sô-pha nghỉ ngơi an nhàn.

Nhà cụ rộng 95 mét vuông ở Hoài Viên của xã thí điểm Minh Hoa thành phố Thiên Tân, cụ chưa bao giờ nghĩ đến có một ngày lại được ở vào ngôi nhà như vậy. Vào giờ này năm ngoái, hai vợ chồng cụ Sinh còn ở trong ngôi nhà gạch 3 gian cấp 4 tại thôn Xích Thổ, mỗi ngày đều phải dùng rơm cỏ nhóm lò nấu cơm.

"Ở ngôi nhà này rất tiện, môi trường cũng khá." Cụ Sinh vừa cười vừa nói như vậy.

Cụ Sinh là một trong 36 nghìn nông dân của 12 thôn thuộc xã Minh Hoa được chuyển vào nhà mới nhân dịp Tết năm nay, cũng là một trong những người hưởng lợi từ biện pháp dùng đất đổi nhà của Thiên Tân.

Việc lưu chuyển đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhất trong Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề quan trọng như thúc đẩy nông thôn cải cách và phát triển được ban hành tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo Quyết định, Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cho phép nông dân chuyển quyền nhận khoán và kinh doanh đất đai cho cá nhân và công ty với thời hạn 30 năm, những phương thức cụ thể bao gồm nhận khoán lại, cho thuê, thay đổi cho nhau, hợp tác cổ phần v.v, để phát triển kinh doanh quy mô thích hợp.

Nhưng năm 2005 trước khi ban hành văn kiện, Thiên Tân đã bắt đầu thí điểm lưu chuyển đất xây dựng, Minh Hoa được chọn là một trong những nơi thí điểm.

Trưởng phòng Phòng Quận huyện Ủy ban Phát triển và cải cách thành phố Thiên Tân Hách Ngọc Hưng nói, biện pháp này đã đảm bảo không thay đổi diện tích đất canh tác, nông dân tự nguyện, quyền kinh doanh đất khoán của nông dân vẫn nằm trong tay nông dân.

Trên thực tế, không những ở Thiên Tân, các tỉnh thành như Hắc Long Giang, An Huy và Quảng Đông v.v cũng bắt đầu tiến hành làm thử phương thức lưu chuyển đất đai.

"Sự sáng tạo này phù hợp yêu cầu về công nghiệp hóa và thành thị hóa trong giai đoạn này." Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu vấn đề Tam Nông của Trường Đảng Trung ương Từ Tường Lâm nói như vậy.

30 năm trước, Hội nghị Trung ương 3 khoá 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định "chế độ khoán sản phẩm đến gia đình", cho phép nông hộ nhận khoán đất đai của tập thể, đây cũng được coi là khởi điểm của Trung Quốc về thi hành cải cách mở cửa.

Chế độ khoán sản phẩm đến gia đình thực thi đến nay, cho dù đã đảm bảo "người nông dân đều có đất canh tác", nhưng cũng khiến đất đai quá phân tán và manh mún, khó đạt yêu cầu tối thiểu về thực hiện kinh tế quy mô, đã hạn chế nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, khó thích hợp nhu cầu an ninh lương thực của Trung Quốc.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của kinh tế, ngày càng nhiều nông dân lựa chọn vào thành phố tìm việc làm. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 210 triệu lao động nông dân. Nhiều người sau khi rời quê hương liền ủy quyền cho người khác kinh doanh đất đai của mình. Nhưng do thiếu chính sách liên quan, quyền lợi của hai bên lưu chuyển đất đai đều khó đảm bảo.

Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu kinh tế nông thôn Viện khoa học xã hội tỉnh Giang Tây Y Tiểu Kiện nói: "quy phạm việc lưu chuyển quyền kinh doanh đất là con đường tất yếu của Trung Quốc về thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp."

Song ông nêu rõ, nhất định phải đảm bảo tiền đề "3 không được" như sau: "không được sử dụng đất đai vào mục đích khác, không được thay đổi tính tập thể của đất đai, không được phương hại lợi ích quyền nhận khoán của đất đai."

Tại Bắc Kinh, việc bán đấu giá đất được gọi là "bán đấu giá quyền lưu chuyển đất đầu tiên" tháng 10 năm 2008 đã gây tranh luận của các bên, một trong những tiêu điểm chính là đã thay đổi tính chất của đất đai. Được biết, trong hàng trăm ha đất đấu giá nằm ở xã Hoàng Tùng Dụ có 10% là đất canh tác, còn 90% còn lại là đất hoang. Sau khi giao dịch thành công, nhà nhận khoán mới sẽ xây dựng khu du lịch mới của phía đông Bắc Kinh tại đây.

Trong phong trào khai thác, đứng trước tình hình hiện nay là đất canh tác ngày càng giảm thiểu, Chính phủ Trung Quốc cũng đã áp dụng nhiều biện pháp.

Ngày 19/11/2008, Ban Giám sát Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành văn bản Ý kiến về học tập và quán triệt sâu sắc tinh thần Hội nghị Trung ương 3 khóa 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tăng cường hơn nữa những vấn đề liên quan tới xây dựng phong cách liêm khiết của Đảng tại nông thôn, một lần nữa nhấn mạnh tiền đề "3 không được", cũng như đảm bảo quyền chiếm hữu, sử dụng và hưởng lợi từ đất đai đã nhận khoán của nông dân theo pháp luật.

Trong bối cảnh như vậy, "Nhà giao dịch đất đai nông thôn" đầu tiên của Trung Quốc ngày 12/4/2008 đã thành lập tại thành phố Trùng Khánh. Do thời gian thành lập quá ngắn, nên hiện nay vẫn khó nhìn ra hiệu quả rõ ràng, song chuyên gia cho rằng cần phải làm cho nông dân được hưởng càng nhiều lợi ích.

"Nông dân đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, họ cần giống với người dân thành phố cùng chia sẻ thành quả do kinh tế phát triển mang lại." Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu vấn đề Tam Nông của Trường Đảng Trung ương Từ Tường Lâm nói như vậy.