Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hu-run --- Người chứng kiến mười năm biến đổi của cải của Trung Quốc
   2009-01-15 15:18:45    cri

 

 

Tôi và mấy sinh viên Thượng Hải cùng hoàn thành Danh sách của cải đầu tiên này. Công việc thu tập tài liệu chủ yếu hoàn thành ở thư viện. Chúng tôi xem báo chí trong mười năm gần đây, thấy Nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp kiến Nhà doanh nghiệp tứ Xuyên hoặc tổng thống Mỹ Clin-tơn khi tới thăm Trung Quốc đã hội kiến những Nhà doanh nghiệp Thượng Hải, chúng tôi ghi chép tên tuổi của họ lại. Thực ra, chúng tôi sắp xếp tên tuổi những người thường xuyên xuất hiện trên báo chí vào danh sách.

Danh sách của cải biên soạn theo tài liệu của thư viện này rất sơ sài, nhưng đã bác lại thành kiến nhìn nhận "Trung Quốc không có người giàu có" của người phương Tây. Anh Hu-run và Danh sách anh biên soạn đã được đăng trên bìa mặt tạp chí "Fortune Magazine" bản toàn cầu, mở một cánh cửa mới cho thế giới nhận thức về Trung Quốc.

Sau khi đưa ra Danh sách của cải lần thứ hai vào năm 2000, anh Hu-run liền thôi không làm việc tại Arthur Andersen, thành lập công ty của mình, chuyên làm Danh sách những người giàu có của Trung Quốc. Tới nay đã đúng mười năm, Công ty đội ngũ ban đầu chỉ có mấy người nay tăng lên tới hơn 40 người. Trên đường vươn lên, tuy không ngớt có người nghi vấn độ chính xác của Danh sách, nhưng anh Hu-run tự tin đã gắng sức làm tốt nhất. Nhà văn chuyên viết về đề tài kinh tế tài chính Ngô Hiểu Ba cho rằng, theo đà tư liệu công khai và số liệu tăng lên, phương pháp làm việc và hệ thống thống kê ngày càng hoàn thiện, Danh sách của anh đã ngày càng sát với thực tế.

Danh sách lần đầu tiên mười năm trước anh Hu-run đưa ra chỉ có 50 người, tiêu chuẩn là tài sản đạt 50 triệu Nhân dân tệ tức khoảng 6 triệu đô la Mỹ, Danh sách Người giàu có năm nay lên tới 1000 người, tiêu chuẩn lên cao tới 700 triệu Nhân dân tệ tức khoảng 100 triệu đô la Mỹ. Năm 2007, GDP bình quân theo đầu người của Trung Quốc gần 2700 đô la Mỹ, nhân sĩ hữu quan dự tính năm nay con số này sẽ vượt 3000 đô la Mỹ. Mười năm anh Hu-run đưa ra Danh sách đúng vào thời kỳ của cải cá nhân của người Trung Quốc tăng lên nhanh nhất. Nhưng so với những số liệu trên, anh có ấn tượng sâu sắc hơn là sự biến đổi quan niệm về của cải của người dân bình thường trong những năm gần đây.

Anh Hu-run rất thích cùng chia sẻ với mọi người về sự từng trải của mình khi mới tới Trung Quốc không bao lâu. Năm 1990, anh học Trung văn tại Trường đại học Nhân Dân Trung Quốc. Một hôm, anh cùng với một bạn học Trung Quốc khi dạo phố nhìn thấy một chiếc xe con nhãn hiệu Méc-xê-đéc. Anh nói với người bạn sau này cũng mua chiếc xe ô tô này. Lúc ấy, người bạn vừa kinh ngạc lại nghiêm túc nói rằng sẽ mãi mãi và cũng không có khả năng mua chiếc xe ô tô đắt như vậy. Hai mươi năm trước, dù là sinh viên đầu óc năng động nhất cũng đều tránh bàn luận tới của cải. Ngày nay, trước sự khích lệ của nhiều câu chuyện thành công làm giàu, khắp nơi Trung Quốc tràn đầy nhiệt tình lập nghiệp.

Tới bất cứ một sân bay nào của Trung Quốc, bạn sẽ phát hiện sách có nội dung về của cải và lập nghiệp để ở giá sách nổi bật trong hiệu sách của sân bay, kể chuyện như Mã Vân sáng lập A-li-ba-ba. Mà tinh thần lập nghiệp phổ biến này cũng khó thấy ở các nơi khác trên thế giới.

Mười năm trước, anh Hu-run chỉ là một kế toán không ai biết tới, giờ đây anh đã trở thành một nhân vật trong giới tài chính kinh tế Trung Quốc. Nhờ tiếng tăm Danh sách những Nhà tỉ phú tích lũy nhiều năm, anh Hu-run đã viết sách, mở tiệc danh nhân, phối hợp với chính phủ mời thầu, thành lập Câu lạc bộ Người tài ba, tổ chức Hội nghị Nhà doanh nghiệp.v.v... Theo ước tính, nay anh Hu-run cũng là triệu phú.

Ngoài công việc ra, anh và người bạn gái người Anh đã thành lập gia đình tại Trung Quốc và đã có 3 đứa con kháu khỉnh, hiện nay họ tự cho mình là "Người Thượng Hải mới".


1 2