Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những thay đổi tại một trường tiểu học nông thôn dân tộc Hồi Ninh Hạ trong 30 năm qua
   2009-01-09 15:52:45    Xin Hua
"Tôi từng học tiểu học tại đó từ năm 1975 đến năm 1980, hồi đó, trường phải mượn nhà của một chùa Hồi trong thôn làm lớp học, xẻ những tảng đất bùn phơi khô làm bàn học, còn ghế thì đủ các loại đều do học sinh mang từ nhà." Cán bộ Phòng Giáo dục quận Nguyên Châu, thành phố Cố Nguyên, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ Mã Sinh Minh kể lại như vậy.

Trường mà ông đề cập là trường Tiểu học Tát Môn xã Bằng Bảo, quận Nguyên Châu. Ông Mã Sinh Minh là người bản xứ của thôn Tát Môn – một bản làng dân tộc Hồi, từng được Cơ quan phát triển lương thực Liên Hợp Quốc coi là một trong những "khu vực không thích hợp con người sinh sống nhất".

Hiện nay, trường Tiểu học Tát Môn đã xây dựng ngôi trường cao ba tầng, còn có một sân trường rất rộng với các thiết bị thể thao để chơi bóng rổ, cầu lông và bóng chuyền, v.v, cũng như phòng thí nghiệm, phòng đọc sách và phòng học với các thiết bị tiên tiến. Tất cả trẻ em ở độ tuổi đi học đều được cắp sách đến trường.

Sự phát triển của trường Tiểu học Tát Môn trong 30 năm qua chính là hình ảnh thu nhỏ của phát triển giáo dục nghĩa vụ nông thôn Trung Quốc.

Năm 1986, Trung Quốc ban hành Luật Giáo dục Nghĩa vụ, giáo dục nghĩa vụ lần đầu tiên được xác định bằng hình thức pháp luật, đặt nền tảng cho phổ cập giáo dục nghĩa vụ và giáo dục miễn phí sau này. Trong đó, giáo dục nghĩa vụ nông thôn được đưa lên vị trí quan trọng hơn. Còn việc xây dựng phòng học và ký túc xá của nhà trường nông thôn cũng đón một cao trào.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Tát Môn Mã Ngạn Văn nói với phóng viên Tân Hoa xã rằng, "năm 1999, Hội liên hiệp phụ nữ Khu tự trị đã tranh thủ được một dự án tài trợ của Quỹ Ái Đức Hồng Công dành cho Tiểu học Tát Môn. Quỹ này tài trợ 200 nghìn nhân dân tệ, ngân sách địa phương cấp 412 nghìn nhân dân tệ, triệt để cải thiện các thiết bị cơ sở hạ tầng của nhà trường." Năm 2001, Tiểu học Tát Môn chia tay với nhà cấp 4 đã sử dụng nhiều năm, chuyển vào ngôi trường ba tầng mới xây dựng.

Trước kia, do sự phát triển kinh tế của khu vực miền tây lạc hầu và những thói quen của địa phương, nông dân của thôn Tát Môn không muốn cho con đi học, đặc biệt là những bé gái càng khó có được cơ hội cắp sách đến trường, tỷ lệ đi học của bé gái chưa đến 30%.

Để cho càng nhiều trẻ em vùng đói nghèo có thể tiếp nhận giáo dục, nhà nước đã tăng cường ủng hộ phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm, đặc biệt là giáo dục nghĩa vụ ở vùng nông thôn.

Năm 2003, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định thực hiện Chương trình công kiên là cơ bản phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm, cơ bản xóa nạn mù chữ cho thanh tráng niên, ngân sách nhà nước đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ, xây dựng hơn 7000 trường nội trú nông thôn; "cấp phát sách vở miễn phí, miễn tạp phí, trợ cấp phí sinh hoạt cho học sinh nội trú", để giải quyết vấn đề đi học của trẻ em. Đồng thời, để càng nhiều học sinh nông thôn có thể chia sẻ tài nguyên giáo dục tốt, từ năm 2003 đến năm 2007, ngân sách nhà nước và chính quyền địa phương cả thảy đầu tư hơn 10 tỷ nhân dân tệ để thực hiện giáo dục từ xa hiện đại của trường trung học và trường tiểu học nông thôn, xây dựng mạng lưới giáo dục từ xa che phủ 360 nghìn trường trung học và trường tiểu học.

Năm 2006, Luật Giáo dục Nghĩa vụ sau sửa đổi được ban hành đã quy định rõ, "giáo dục nghĩa vụ được toàn bộ đưa vào phạm vi ngân sách Nhà nước". Năm 2006, nông thôn miền tây đầu tiên thực thi cải cách cơ chế bảo đảm kinh phí giáo dục nghĩa vụ. Mùa thu năm 2007, trong khi thi hành miễn học phí và tạp phí, giáo dục nghĩa vụ nông thôn Trung Quốc còn miễn phí sách vở, đã mang lại lợi ích cho 150 triệu học sinh. Giáo dục nghĩa vụ miễn phí bắt đầu trở thành hiện thực tại Trung Quốc.

"Hiện nay, tỷ lệ đi học của nữ sinh nông thôn đã lên tới 100%, trẻ em ở độ tuổi đi học đều được đến trường." Ông Mã Ngạn Văn nói, "tỷ lệ học đến cấp hai lên tới trên 90%, khoảng 30% học sinh được vào cấp ba, còn một số học sinh được vào học tại trường hướng nghiệp."

"Đã có càng nhiều sinh viên đến từ trường Tiểu học Tát Môn." Ông Mã Ngạn Văn nói, "có hai em đang du học tại nước ngoài, một em tại Cu-a-la Lăm-pơ, một em tại Anh."

Giống với nhiều tiểu học vùng núi, hiện nay, Tiểu học Tát Môn cũng được che phủ "giáo dục từ xa hiện đại", mỗi phòng học đều có một chiếc ti vi, một đầu DVD, các thầy cô giáo có thể chiếu DVD cho học sinh vào lúc thích hợp, để giúp họ hiểu biết hơn đối với những gì mà họ chưa nhìn thấy.

Năm 2007, tỷ lệ đến trường của học sinh nữ dân tộc Hồi Ninh Hạ lên tới 98,8%. Đồng thời, tỷ lệ cơ bản phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm và cơ bản xóa nạn mù chữ ở miền tây đều lên tới 98%. Trong 699 huyện của Khu tự trị dân tộc đã có 614 huyện thực hiện mục tiêu cơ bản phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm và cơ bản xóa mù chữ, chiếm 87,8% trong tổng số huyện của Khu tự trị dân tộc. Tỷ lệ phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm của Trung Quốc lên tới 99,3%.