Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ông Vương Cường Hoa --- Người có công thúc đẩy người Trung Quốc giải phóng tư tưởng
   2008-12-11 16:28:39    cri

Nghe Online

Tờ Quang Minh nhật báo lúc bấy giờ

Năm 1978, một bài viết nhan đề "Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý", đã gây tiếng vang lớn. Chính do bài viết này đã dẫn tới một cuộc thảo luận lớn về vấn đề tiêu chuẩn chân lý, để chuẩn bị tư tưởng và lý luận cho Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa. Mà người xúc tiến thành công đăng bài xã luận này là ông Vương Cường Hoa --- Biên tập viên "Quang Minh nhật báo" Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau 30 năm, phóng viên đã đến nhà ông Vương Cường Hoa, nghe ông kể về câu chuyện phía sau khi đăng bài xã luận này.

Ông Vương Cường Hoa năm nay 75 tuổi tóc bạc như cước, dáng người hơi gầy, tư duy Lôgíc rất rành mạch. Năm tháng không làm nhạt phai niềm say mê yêu thích đọc sách và ngẫm nghĩ của ông. Trong quá trình phỏng vấn, ông không ngớt đưa ra những Bản văn kiện chính lịch sử hoặc sách báo hữu quan năm xưa xác minh lịch sử.

Năm 1977, ông Vương Cường Hoa là biên tập viên "Quang Minh nhật báo", đã đi phỏng vấn Cuộc hội thảo nghiên cứu học thuật tổ chức tại Nam Kinh tỉnh lỵ tỉnh Giang Tô. Trong hội trường, ông chú ý tới ông Hồ Phúc Minh, giảng viên khoa triết học Trường đại học Nam Kinh, ông Hồ Phúc Minh nêu ra quan điểm --- Trong "Đại cách mạng văn hóa" phê phán "Thuyết duy vật về sức sản xuất" là sai lầm, Thuyết duy vật về sức sản xuất là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhấn mạnh sức sản xuất là hàng đầu là quan điểm chính xác.

Quan điểm của ông Hồ Phúc Minh hiện nay xem lại chẳng có bất cứ vấn đề gì, nhưng lúc bấy giờ "Đại cách mạng văn hóa" mới kết thúc một năm, Phong trào chính trị kéo dài liên tục trong 10 năm này do lãnh tụ sáng lập nước Trung Hoa mới phát động, nhưng bị Tập đoàn phản cách mạng lợi dụng, đã gây tổn thất vô cùng nghiêm trọng cho Trung Quốc. Sau Cách mạng văn hóa, Nhà lãnh đạo Trung ương Trung Quốc lúc bấy giờ nêu ra tư tưởng "Hai phàm", tức Phàm quyết sách của chủ tịch Mao Trạch Đông nêu ra thì mọi người đều phải kiên quyết ủng hộ. Phàm chỉ thị của Mao chủ tịch thì mọi người đều phải trước sao sau vậy tuân theo. Tư tưởng này đang chi phối Giới lý luận, do đó quan điểm của ông Hồ Phúc Minh vừa nêu ra, lập tức bị rất nhiều người tại hội trường phê phán, dẫn tới Hội nghị không thể nào tiếp tục họp phải nghỉ giải lao.

Ông Hồ Phúc Minh

Nhưng ông Vương Cường Hoa sau cuộc họp đã tìm ông Hồ Phúc Minh, khẳng định cách nghĩ của ông Minh :

Tôi tìm ông Hồ Phúc Minh, nói ngắn gọn tôi cho rằng quan điểm của ông là đúng đắn, tôi mới từ Bắc Kinh tới, tôi nhớ có một số học giả nổi tiếng ở Bắc Kinh cũng tổ chức hội nghị, cũng có quan điểm này, ông giúp viết bài cho Tòa báo chúng tôi nhé. Lúc bấy giờ tại sao lại chọn ông Hồ Phúc Minh, là vì cho rằng người này có tư tưởng tương đối giải phóng, có căn cứ lý luận nhất định.

Không bao lâu, ông Hồ Phúc Minh gửi hai bài viết của mình cho ông Vương Cường Hoa. Sau sàng chọn, ông Vương Cường Hoa quyết định đăng bài "Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý". Ông Dương Tây Quang, Tổng biên tập "Quang Minh nhật báo" lúc bấy giờ sau khi xem, cho rằng bài viết này rất có quan điểm, nên sửa lại và đăng trên trang nhất.

Sau đó, Bài viết này lần lượt trải qua mười lần sửa lại, ông Vương Cường Hoa phụ trách sửa lại hai lần nhiều nhất. Căn cứ theo đề nghị của ông Dương Tây Quang, trong hai lần sửa lại này, tăng thêm tư tưởng quan trọng về phê phán "Hai phàm". Khi phê duyệt, lại thêm hai chữ "Duy nhất vào đầu đề, làm cho quan điểm càng thêm rõ ràng dứt khoát.

1 2