Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thể hiện thái độ mở cửa của Trung Quốc
   2008-12-08 16:18:25    cri

18 giờ 40 phút ngày 10 tháng 11 năm 2001, giờ địa phương Ca-ta, ông Ka-man, Bộ trưởng Tài chính, Kinh tế và Thương mại Ca-ta gõ búa, thông qua toàn bộ hồ sơ, mở đường đưa Trung Quốc bước vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Sau 15 năm đàm phán và chờ đợi, Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế-thương mại của Trung Quốc kể từ khi thực thi chính sách cải cách mở cửa. Trong 7 năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, với thái độ thẳng thắn, chú trọng thực tế và tuân thủ cam kết, Trung Quốc đã thực hiện cam kết đưa ra lúc đó. Trong tiết mục "Đời sống kinh tế" hôm nay, Duy Hoa xin giới thiệu về nội dung này.

Bản dịch tiếng Trung Nghị định thư về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Trung Quốc năm 2001 với khoảng 10 nghìn chữ, hai chữ "mở cửa" có thể dùng để khái quát ý nghĩa trung tâm. Trước hết, về thương mại hàng hoá, trong mấy năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan một cách toàn diện; dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu v.v.; cải cách thể chế quản lý hạn ngạch về thuế quan nhập khẩu hàng hoá với số lượng lớn theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới v.v. Những cố gắng này đã được Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận, ông Pri-ya-đa-shi, Vụ trưởng Vụ Phát triển Ban Thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới nói:

"Là quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực chính lôi kéo kinh tế, Trung Quốc đã thu được tiến triển rất lớn về công tác giảm thuế nông nghiệp và sản phẩm phi nông nghiệp. Thuế quan bình quân của lĩnh vực nông nghiệp đã giảm xuống còn 9,8%, thuế quan của sản phẩm phi nông nghiệp giảm xuống còn trên dưới 8%. Những biện pháp giảm thuế này đã thúc đẩy kim ngạch thương mại của những sản phẩm tương quan tăng mạnh."

So với thương mại hàng hóa, cam kết mở cửa các lĩnh vực thương mại dịch vụ như tài chính-tiền tệ, thông tin viễn thông v.v. đã mang lại sự ảnh hưởng sâu xa hơn đối với những ngành nghề hữu quan của Trung Quốc. Trong ngành tài chính-tiền tệ, hiện nay ngân hàng vốn nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ thanh toán bằng nhân dân tệ cho khách hàng trong phạm vi cả nước Trung Quốc; công ty bảo hiểm vốn nước ngoài có thể đặt chi nhánh ở bất cứ thành phố nào; biện pháp "công ty đầu tư nước ngoài đạt yêu cầu được phép đầu tư Trung Quốc" và "công ty đầu tư Trung Quốc đạt yêu cầu được phép đầu tư nước ngoài" đã tạo mặt bằng cho vốn trong nước và vốn nước ngoài đầu tư cho nhau trong tình hình đồng nhân dân tệ chưa tự do chuyển đổi. Trong ngành công nghệ thông tin viễn thông, doanh nghiệp vốn nước ngoài được phép thông qua thành lập công ty liên doanh cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông tại Trung Quốc, tính đến nay đã có 4 doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép triển khai dịch vụ viễn thông. Trong ngành bán lẻ, các công ty bán lẻ xuyên quốc gia cỡ lớn toàn cầu như công ty Wal-Mart, Carrefour v.v. đều đã đi vào Trung Quốc và phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, công ty luật, công ty kiểm toán và kế toán nước ngoài cũng như những dự án dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch qua hình thức liên doanh, hợp tác giữa Trung Quốc và nước ngoài đã xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường Trung Quốc.

Thị trường mở cửa có nghĩa là dân chúng Trung Quốc có sự lựa chọn nhiều hơn khi lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ, đồng thời cũng mang lại sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng, đa số nhà doanh nghiệp Trung Quốc đều cho rằng, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới mang lại lợi ích nhiều hơn so với khó khăn. Ông Khương Kiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Trung Quốc—ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc nói:

"Điểm lại chặng đường phát triển, chúng tôi có nhiều cảm nghĩ và thể nghiệm, thứ nhất là cạnh tranh là động lực lớn nhất thúc đẩy ngành ngân hàng Trung Quốc tiến bộ, cạnh tranh đã thay đổi quan niệm của ngân hàng thương mại Trung Quốc, đẩy mạnh đổi mới ngân hàng thương mại của Trung Quốc. Thứ hai là cạnh tranh đưa ngân hàng thương mại của Trung Quốc vào thị trường tài chính quốc tế, được đánh giá bằng tiêu chuẩn thông lệ quốc tế như các ngân hàng nước ngoài. Nhà đầu tư toàn cầu lấy đồng tiền làm phiếu bầu để đánh giá công việc chúng tôi."

Ba ngân hàng thương mại nhà nước cỡ lớn Trung Quốc đã niêm yết ở thị trường chứng khoán trong và ngoài nước; Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông di động Trung Quốc trở thành công ty dịch vụ viễn thông di động có thuê bao nhiều nhất toàn cầu; các doanh nghiệp dân doanh như công ty ô-tô Cherry, công ty ô-tô Jili, công ty ZTE, công ty Huawei v.v. không ngừng mở rộng nghiệp vụ ở hải ngoại. Những điều này đều là thành tích của doanh nghiệp Trung Quốc giành được kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Cùng với việc mở cửa thị trường, Trung Quốc cũng không ngừng hoàn thiện chế độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các bộ luật như "Luật Bằng sáng chế", "Luật Thương hiệu", "Luật Quyền tác giả" sửa đổi đã mở rộng phạm vi quyền lợi được bảo vệ, làm rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, tăng cường xét xử hành vi xâm phạm bản quyền. Trong khi đó, Trung Quốc cố gắng phổ biến kiến thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của quần chúng. Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Dịch Tiểu Chuẩn nói, quan niệm do Tổ chức Thương mại Thế giới đề xướng đã được đông đảo người dân Trung Quốc hiểu biết. Thứ trưởng nói:

"Chẳng hạn, các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới như độ minh bạch, không phân biệt v.v. đã trở thành căn cứ nguyên tắc lập pháp của Trung Quốc, tầm mắt toàn cầu, tinh thần sáng tạo, ý thức cạnh tranh, phát triển và quan niệm pháp chế, quyền sở hữu trí tuệ đang ăn sâu vào trong lòng người dân. Chúng tôi đang tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, thực hiện thực sự các nghĩa vụ và cam kết."

Trong khi không ngừng nâng cao trình độ mở cửa, tăng cường tính công khai minh bạch của thị trường, Trung Quốc còn tích cực tham gia hành động thúc đẩy các nước trên thế giới công nhận quan niệm tự do hóa thương mại. Kể từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã cùng 29 nước và khu vực của châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ La-tinh, châu Âu và châu Phi hợp tác xây dựng 12 Khu vực Thương mại Tự do. Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Dịch Tiểu Chuẩn nói, Trung Quốc đang trở thành một lực lượng quan trọng trong hoạt động thương mại thế giới.