Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phụ nữ với những thay đổi trong 30 năm qua
   2008-11-11 16:51:11    cri

Nghe Online

Thưa quý vị và các bạn, nói đến những thành quả mà Trung Quốc đạt được kể từ ngày Cải cách Mở cửa, các Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 10 của Trung Quốc rất cảm khái.

Thưa quý vị và các bạn, là Đại biểu đến từ cơ sở, bà Dương Tú Hoa Bí thư Chi bộ thôn Triều Lương Tử huyện Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc Trung Quốc cho biết: "Những thay đổi trong cuộc sống của bà con là một chứng minh rõ ràng nhất."

30 năm trước thôn Triều Lương Tử là một thôn nghèo nàn và lạc hậu. 19 năm trước, khi bà Hoa lên làm Bí thư chi bộ, con đường trong thôn là con đường đất, nước phải đi gánh từ xa về. Có những gia đình còn phải ở trong những ngôi nhà tranh. Do doanh nghiệp tập thể của thôn làm ăn thua lỗ, nên mỗi bà con phải gánh chịu 800 đồng Nhân dân tệ tiền nợ.

Ngày nay con đường trong thôn đã được trải bê tông và nhà nào nhà nấy đều có nước máy, ở trong những ngôi nhà hai tầng xinh xắn với đầy đủ tiện nghi, lúc rảnh rỗi bà con còn có thể đến Trung tâm Hoạt động Văn hóa của thôn để giải trí và rèn luyện sức khỏe, xem sách báo. Thôn mở hai doanh nghiệp làm ăn rất phát đạt, bà con trong thôn cũng đi làm trong nhà máy như người thành thị. Thôn Triều Lương Tử được bình bầu là "Thôn Văn minh", thôn Điển hình" của toàn quốc.

Bà Hoa cho phóng viên biết, sự thay đổi to lớn trong cuộc sống của bà con, là nhờ vào những chính sách mang lại lợi ích và giúp người dân đi lên con đường khá giả của Đảng và Chính phủ. Làm Bí thư Chi bộ của thôn liên tục trong 19 năm liền, bà Hoa đã tìm ra con đường phát triển cho thôn. Năm 2005, thôn khởi động dự án xây dựng nhà ở cho bà con, đợt thứ nhất xây cất 46 ngôi nhà hai tầng xinh xắn, hiện nay đang xây dựng ngôi nhà cao tầng cho bà con. Trước tình hình nam giới đi nơi khác tìm việc làm, phụ nữ trở thành sức lao động chủ lực, Hội Phụ nữ tỉnh đã nêu ra hành động: "Phụ nữ thời đại mới, hình ảnh mới, ngôi nhà mới", để tập chung và dẫn dắt chị em phụ nữ triển khai việc bồi dưỡng khoa học kỹ thuật và văn hóa, đào tạo chị em trở thành người phụ nữ nông thôn biết kỹ thuật, giỏi kinh doanh.

Bà Hoa nói với phóng viên tham gia đưa tin về Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 10 rằng tôi cảm thấy rất phấn chấn. Tôi phải kết hợp giữa chính sách ưu đãi của nhà nước để tiếp tục dẫn dắt bà con phát triển hơn nữa, xây dựng quê hương ngày càng thêm tươi đẹp.

Bà Phan Lệ Trinh là bác sĩ khoa sản của bệnh viện Nhân dân thành phố Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến, 30 năm trước, ngay ngày đầu tiên khoác áo Blu trắng, chị đã gặp một toán người đang khiêng một người sản phụ vào viện, chồng của người sản phụ lo lắng nói với y bác sĩ: "Xin bác sĩ cứu nhà tôi và cháu." Lại một sản phụ trong cơn nguy ngập cần phải cấp cứu, thời kỳ đó ở bệnh viện này thường xuyên có những ca bệnh như vậy.

30 năm sau, theo đà các cấp trong cả nước thiết lập mạng lưới bảo vệ sức khỏe của sản phụ, chuyến xe cao tốc cho sức khỏe của bà mẹ, con đường không có chướng ngại dành cho sản phụ, vốn trợ giúp cho những sản phụ hoàn cảnh khó khăn, mạng lưới y tế ở nông thôn v.v, nên đã không mấy khi còn xẩy ra những trường hợp như vậy. Bà Trinh cho biết: "Việc an toàn của bà mẹ và trẻ sơ sinh đã được bảo đảm, ở thành phố Nam Bình chúng tôi tỷ lệ sản phụ tử vong đã hạ xuống chỉ còn 0,36 phần nghìn,

tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã khống chế ở mức thấp nhất."

Bà Lâm Minh Nguyệt sinh ra ở Đài Loan Trung Quốc, năm 1980 từ Mỹ trở về sinh sống tại Thượng Hải. Bà cho phóng viên biết: "Việc ăn mặc của chị em phụ nữ đã phản ánh sự thay đổi trong 30 năm qua."

Năm1983, bà Minh Nguyệt tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ 5. Bà còn nhớ rất rõ, lúc đó, tất cả chị em phụ nữ đều mặc áo sơ mi trắng, quần đen hoặc quần màu xanh tím than.

Chỉ 17 năm sau, tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ 10, bà Minh phát hiện các chị em ăn mặc muôn màu muôn sắc, trông rất đẹp và kiểu cách, lịnh sự, bà nói, sự thay đổi trong phong cách ăn mặc của các đại biểu đã phản ánh sự thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội v.v trong 30 năm qua của Trung Quốc.

Bà Minh Nguyệt hiện làm Cố vấn Trung tâm Đào tạo Giáo dục của cảng Thượng Hải, Hội trưởng Hội Liên lạc với đồng bào Đài Loan của thành phố Thượng Hải. Bà cho phóng viên biết: "Ngày nay, trên các lĩnh vực phát triển xã hội đã xuất hiện nhiều phụ nữ giỏi giang, đã phát huy tác dụng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa Xã hội Chủ nghĩa của Trung Quốc. Tôi cảm thấy chị em phụ nữ chúng ta thật xứng đáng với danh hiệu: 'Phụ nữ có thể cáng đáng được nửa thế giới." Chẳng hạn như, tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần này tôi thấy có rất nhiều nữ phóng viên trẻ rất năng động, chị em có bằng cấp cao và rất có năng lực, đến phỏng vấn ngay ở tuyến đầu, đây là những việc mà tôi không thấy tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần 5."

Bà Minh Nguyệt cảm thấy, trong 30 năm qua công tác phụ nữ gắn chặt với phương châm và chính sách của nhà nước, trong mỗi một giai đoạn đều đã theo kịp bước tiến của thời đại. Bà kể lại với phóng viên, "năm 1984, dưới sự tổ chức của Hội phụ nữ, thành phố Thượng Hải đã thành lập Hiệp hội Nữ Công trình sư, đây là Hiệp hội dành cho chị em phụ nữ đầu tiên của thành phố, bà Minh Nguyệt là một trong những thành viên đợt đầu của Hội." Bà nói tiếp: "Hội Phụ nữ dành cho chị em phụ nữ một mặt bằng như vậy, để cho chị em cùng nhau trao đổi, mở rộng tầm mắt." Sau đó lại thành lập Hội Nữ Doanh nghiệp, Hội nữ Nhà báo, Nữ Luật sư v.v, những tổ chức này đã mang lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ. Hội Phụ nữ rất có năng lực trong công tác, Hội đã phát huy tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển trong mọi lĩnh vực của phụ nữ.