Nghe Online
Khi các bạn nghe một người được tôn vinh hàng loạt danh hiệu như Công nhân huy chương vàng, Chuyên gia điện lực, Giáo sư công nhân, thì trong thâm tâm bạn sẽ hiện lên hình ảnh nhân vật như thế nào ? Thực ra tất cả nhưng tôn vinh ấy là chỉ một người. Người đó làm một công nhân kỹ thuật có trình độ văn hóa sơ trung tức hết lớp 9, nhưng tham gia công tác 29 năm qua, anh thông qua đổi mới kỹ thuật tăng thêm thu nhập cho xí nghiệp 13 triệu 800 nghìn đồng nhân dân tệ. Đó là anh Đậu Thiết Thành được tôn vinh là Công nhân kỹ thuật loại hình chuyên gia thời đại mới.
Anh Đậu Thiết Thành năm nay 52 tuổi, hiện nay là Kỹ thuật viên cao cấp điện lực của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, đây là một doanh nghiệp với nghiệp vụ xây dựng công trình là chủ yếu. Do nhu cầu công tác, anh Thành nhiều năm công tác xa nhà, mà địa điểm làm việc cũng thường xuyên thay đổi, môi trường sinh hoạt rất gian khổ. Anh Thành trong hoàn cảnh như vậy kiên trì "Học trong làm việc, làm việc trong học tập". Anh Đậu Thiết Thành nói :
Khi mới được tuyển làm công nhân, tôi biết chút ít về điện nông thôn, thực tế sau khi tới Sở điện lực, tôi còn chưa biết trèo cột điện.
Cuối thập niên 70 thế kỷ 20, anh Đậu Thiết Thành từ một thợ điện nông thôn trở thành Công nhân điện lực xí nghiệp nhà nước. Lúc bấy giờ, do thiết bị tương đối lạc hậu, sửa chữa một số sự cố cần phải trèo lên cột điện. Mới đầu, anh Thành không biết trèo cột điện, anh tìm riêng thợ điện trèo giỏi học hỏi. Không tới một tuần lễ, anh Thành đã có thể trèo lên xuống cột điện một cách nhanh nhẹn. Về sau anh Thành dần dần cảm thấy là một công nhân thợ điện mà không có kiến thức chuyên môn, không có kỹ thuật giỏi thì sẽ khó mà được người khác tôn trọng.
Khi tiếp xúc với các tay thợ giỏi và thợ điện khác, tôi cảm thấy có tình trạng là người có tay nghề kỹ thuật không giỏi hay người không có tay nghề kỹ thuật thì bị người khác coi thường.
Sau khi tham gia công tác một năm, anh Đậu Thiết Thành chịu khó học tập đã thi vào lớp đào tạo kỹ thuật điện lực do đơn vị tổ chức. Trong lớp đào tạo, anh Thành không bao giờ lãng phí thời gian, tối nào cũng đến lớp học ôn bài. Anh Thành còn chuẩn bị riêng một quyển vở, ghi chép những kiến thức học được, không có việc gì lại lấy ra xem ôn lại. Thói quen này của anh đã kiên trì mãi tới nay. Chị Trương Ninh, học sinh học nghề của anh Thành cho biết :
Thầy dạy nghề của tôi rất chăm chỉ và nỗ lực làm từng việc nhỏ bình thường, tích lũy từng ít một, mới dành được thành tích nhất định.
Năm 1982, anh Đậu Thiết Thành gánh vác nhiệm vụ lắp ráp Trạm biến thế điện cỡ lớn ven đường sắt đầu tiên trong cuộc đời nghề nghiệp của mình. Lúc ấy Tổ thợ điện không có kỹ thuật viên, tổ trưởng xếp anh phụ trách công tác kỹ thuật. Trong thời gian ấy, anh ban ngày làm việc, buổi tối một mình ngồi trong Phòng thiết bị xem sách chuyên ngành, từng bản sơ đồ, những Bản giải thích phân tích đường giây, điểm giao tiếp, anh nghiên cứu tỉ mỉ đường dây cáp và thiết bị lắp ráp như thế nào. Sau 4 tháng, Công trình đã thuận lợi thông qua nghiệm thu, anh Thành không những được thưởng thức niềm vui của sự thành công, mà còn làm cho lãnh đạo và đồng nghiệp nhìn nhận với ánh mắt khác hẳn.
Anh Đậu Thiết Thành quanh năm suốt tháng công tác xa nhà, có rất ít thời gian ở nhà với vợ con. Anh và chị Dương Hoa Phương kết hôn 30 năm qua, thời gian hai người ở bên nhau cộng lại cũng chỉ có khoảng 3 năm trời. Đối với việc này, chị Dương Hoa Phương đôi lúc kêu ca, nhưng vẫn thông cảm và ủng hộ công tác của chồng mình.
1 2 |