Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  9 câu hỏi đáp về cách phòng chống bệnh Chân tay miệng
   2008-05-28 15:00:32    cri

1 – Bệnh Chân tay miệng là một loại bệnh như thế nào ? sau khi mắc bệnh này có những triệu chứng gì ?

Bệnh này là một lọai bệnh truyền nhiễm bình thường nhiều người mắc phải, mà chủ yếu là trẻ nhỏ, nhiều loại vi rút bệnh đường ruột đều có thể gây bệnh, vi rút EV71 là một trong những loại vi rút gây bệnh. Bệnh thường phát sinh trong cả năm đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 7 là thời kỳ dịch bệnh bùng phát.

Triệu chứng của bệnh Chân tay miệng tương đối nhẹ, phần lớn người bệnh, khi phát bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như: sốt, lòng bàn tay, lòng bàn chân mẩn đỏ và mụn nước, niêm mạc miệng mọc mụn nước, hoặc bị loét và rất đau. Có một số người bệnh bị ho, sổ mũi, ăn không ngon miệng, buồn nôn, đau đầu v.v. Một số ít người bệnh tình trầm trọng, có thể dẫn đến viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi v.v nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

2 – Bệnh Chân tay miệng lây truyền như thế nào ? Có vắc xin phòng bệnh không ?

Bệnh này có thể lây truyền qua nhiều con đường, chủ yếu là tiếp xúc gần phân và chất bài tiết của mụn nước, đường hô hấp cũng như tay, khăn mặt, khăn mùi xoa, cốc đánh răng, bát đũa, bình sữa, chăn màn v.v của người bệnh. Hiện nay, bệnh này còn chưa có vắc xin phòng bệnh. Nhưng chỉ cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời, là có thể chữa khỏi.

3 Những người nào dễ mắc bệnh này ?

Trẻ sơ sinh và trẻ em, nhất là các em nhỏ từ 3 tuổi trở xuống lại càng dễ mắc bệnh này. Do hệ thống miễn dịch của người lớn tương đối hoàn thiện, nên một khi bị lây nhiễm cũng không dễ phát bệnh và cũng không có triệu chứng gì. Nhưng sau khi bị lây nhiễm sẽ truyền nhiễm cho người khác, vì vậy, người lớn cũng phải làm tốt việc phòng chống bệnh này, để tránh lây cho trẻ em.

4 – Bệnh Chân tay miệng có phải là một bệnh truyền nhiễm mới không ?

Bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm mới, là một loại bệnh truyền nhiễm mang tính toàn cầu, xuất hiện vào năm 1957 và được đặt tên là bệnh Chân tay miệng, hàng năm các nước trên thế giới đều có người mắc bệnh. Năm 1981, ở Trung Quốc bắt đầu có người mắc bệnh này và hàng năm đều có người mắc bệnh.

5 – Bệnh Chân tay miệng có thể chữa khỏi hay không ?

Một khi mắc bệnh Chân tay miệng, phần lớn là từ 7 đến 10 ngày là có thể chữa khỏi và không để lại di chứng gì, trên da cũng không có sẹo. Căn cứ theo tình hình phát bệnh và điều trị trước đây cho thấy, chỉ có những trường hợp đặc biệt mới có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi v.v, chỉ cần phối hợp chặt chẽ với việc điều trị của các y bác sĩ, thì phần lớn đều có thể chữa khỏi.

6 – Một khi trẻ em xuất hiện triệu chứng khả nghi thì làm thế nào ?

Nếu như trẻ em xuất hiện triệu chứng như: sốt, mẩn đỏ v.v, thì phải kịp thời đi bệnh viện khám bệnh, đồng thời phảiquan sát chặt chẽ. Không nên đưa đi nhà trẻ, hay đến những nơi công cộng đông ngừơi, tránh không nên tiếp xúc và chơi đùa với trẻ em khác. Một khi đột nhiên bị sốt cao hoặc hôn mê, ngủ mê mệt, các cơ bắp hay toàn thân bị co giật, khó thở v.v thì phải lập tức đưa trẻ đi bệnh viện.

7 – Trong gia đình phải phòng chống như thế nào ?

Muốn phòng chống bệnh này, thì điều quan trọng là phải chú ý môi trường vệ sinh trong gia đình và xung quanh, chú ý giữ vệ sinh cá nhân. Trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi đâu về phải rửa tay cho sạch, không uống nước lã, không ăn thức ăn sống và lạnh; Trong nhà phải thường xuyên mở cửa cho thoáng, thường xuyên phơi chăn màn. Khi có dịch bệnh không nên đưa trẻ đến nơi đông người và những nơi công cộng không khí không được trong lành, tránh không tiếp xúc với những trẻ nhỏ mắc bệnh.

Trong thời gian có dịch bệnh, hàng ngày vào buổi sáng kiểm tra da của trẻ và trong miệng xem có triệu chứng gì không và chú ý nhiệt độ của trẻ.

8 – Nếu như nhà có trẻ mắc bệnh này thì phải đặc biệt chú ý những điều gì ?

Phải chú ý không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ em khác, nước bọt và đờm của trẻ phải lấy giấy gói lại, bỏ vào thùng rác, phân để riêng, sau khi khử trùng mới đổ vào nhà vệ sinh, không nên đổ bừa bãi, đồng thời phải khử trùng bô của trẻ; Người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ, sau khi thay tã lót, hoặc sau khi sử lý phân của trẻ đều phải rửa tay; Quần áo, đồ chơi, bát đũa, gối, chăn đệm của những trẻ em mắc bệnh phải giữ vệ sinh; Những đồ dùng hàng ngày của trẻ phải khử trùng; Thừơng xuyên mở cửa cho thoáng. Nếu như những trẻ em học mẫu giáo mắc bệnh, phải kịp thời báo cho cô nuôi dạy trẻ và không vội đưa trẻ đi mẫu giáo sau khi khỏi bệnh, phải đợi sau một tuần không có triệu chứng gì mới đưa đến trường, để tránh lây nhiễm cho các cháu khác. Nếu nhẹ thì không cần phải nằm viện điều trị ở nhà, chú ý nghỉ ngơi là được, như vậy có thể tránh lây nhiễm lẫn nhau.

9 – Phải khử trùng những đồ dùng hàng ngày như thế nào ?

Nếu như trong gia đình không có trẻ nhỏ mắc bệnh Chân tay miệng, thì áp dụng những biện pháp phòng chống trong gia đình là được, không cần phải dùng thuốc diệt trùng.

Nếu như trong gia đình có trẻ em mắc bệnh Chân tay miệng, thì có thể áp dụng những biện pháp sau đây: vú sữa, bình sữa, bát đũa, khăn mặt v.v ngâm 30 phút trong nước nóng 50 độ trở lên hoặc đun sôi khoảng 3 phút; Dùng thuốc diệt trùng để khử trùng những đồ chơi, bàn ghế, quần áo v.v theo sự hướng dẫn của y bác sĩ, tốt nhất là cho một ít nước khử trùng vào đờm, nước bọt, phân và giấy lau của trẻ, rồi đảo đều thuốc khử trùng, sau đó mới bỏ vào nhà vệ sinh.