Nghe Online
Ba năm trước, chị Kim Khởi Lôi và chị Tống Lệ Hồng cùng nghỉ việc . Sau khi thôi việc việc, cuộc sống của họ chưa đâu vào đâu. Do được ngân hàng cho vay 20 nghìn đồng nhân dân tệ, cuộc sống hiện nay của họ đã có khởi sắc, cuộc sống lại có hướng đi lên. Trước sự giúp đỡ và ủng hộ của chính quyền, rất nhiều công nhân dôi dư ở thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ tỉnh Hắc Long Giang đã lại tìm được biện pháp mưu sinh và hướng đi cho cuộc sống.
Người sáng lập phường thêu là chị Kim Khởi Lôi. Do xí nghiệp chị làm việc thực hiện chế độ cổ phần, ba năm trước, chị Kim Khởi Lôi đã trở thành một trong 120 nghìn công nhân dôi dư của thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ. Áp lực sinh tồn làm cho chị Lôi suy nghĩ và tìm tòi con đường lập nghiệp thích hợp với mình. Do tiếp xúc qua với thêu thùa, lại rất yêu thích tác phẩm thêu thùa, nên chị Lôi đã tới thành phố Tô Châu miền nam Trung Quốc tham gia lớp đào tạo thêu thùa 3 tháng.
Bản thân tôi đã nghỉ việc theo diện lao động dôi dư, muốn tìm việc làm thích hợp với mình cũng không dễ dàng. Tôi muốn làm nghề thêu thùa này để có thể dẫn dắt một số chị em cùng làm, mà cũng vì bản thân rất yêu thích. Bởi vì đều là nghề thủ công mỹ nghệ dân tộc truyền thống. Ôm ấp suy nghĩ này, chị từng bước bắt đầu sự nghiệp. Trong quá trình triển khai chương trình, các cấp chính quyền quận Thiết Phong cũng hết sức ủng hộ.
Những năm gần đây, thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ cũng như nhiều thành phố khác Trung Quốc, đứng trước áp lực tái tạo việc làm cho công nhân dôi dư sau khi cải cách chế độ xí nghiệp. Hàng năm, thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ có khoảng 120 nghìn công nhân viên thất nghiệp cần tìm lại việc làm, trong đó bao gồm những người năm ngoái đã sắp xếp việc làm, nhưng năm nay lại ở vào diện dôi dư. Hàng năm còn có 25 nghìn lao động mới cần sắp xếp công ăn việc làm. Đứng trước tình hình công ăn việc làm gay cấn, chính quyền thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ quyết định thay đổi hình thức thúc đẩy công tác tìm lại công ăn việc làm, nêu ra suy nghĩ hướng đi công tác mới lấy lập nghiệp dẫn dắt công ăn việc làm, sử dụng biện pháp cụ thể để thúc đẩy lập nghiệp. Cục phó Cục lao động thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ Triệu Khởi Văn nói :
Chúng tôi chủ yếu sử dụng ba biện pháp : Một là ra sức triển khai đào tạo lập nghiệp, giúp đỡ nhân viên dôi dư tăng cường ý thức lập nghiệp, nâng cao bản lĩnh lập nghiệp. Thứ hai là tăng cường chính sách nâng đỡ, cung cấp ủng hộ tiền vốn cho nhân viên lập nghiệp. Thứ ba là làm tốt công tác chỉ đạo và phục vụ lập nghiệp, gây dựng bầu không khí cả xã hội ủng hộ và quan tâm lập nghiệp. Chúng tôi thành lập Nhóm công tác lập nghiệp dẫn dắt việc làm thành phố, thành lập Đoàn chuyên gia lập nghiệp.
Để giải quyết vấn đề vốn khởi động lập nghiệp cơ bản nhất, Cơ quan chính quyền thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ do thị trưởng dẫn đầu kêu gọi nhân viên các đơn vị sự nghiệp cơ quan trong toàn thành phố đứng ra giúp đỡ một nhân viên dôi dư tức một giúp một, đứng ra bảo lãnh cho họ vay khoản tiền nhỏ ngân hàng, hơn nữa còn tiến hành chỉ đạo và theo dõi quá trình lập nghiệp của họ.
Trước cao trào hừng hực các cấp toàn thành phố ủng hộ nhân viên dôi dư tự chủ lập nghiệp, quyết tâm của chị Kim Khởi Lôi mở một cơ sở thêu thùa càng thêm kiên định. Trước sự bảo lãnh của chị Hoàng Nghênh Cách, nhân viên Văn phòng công việc bảo đảm lao động quận, chị Kim Khởi Lôi đã vay tiền ngân hàng 20 nghìn đồng nhân dân tệ.
Trong thời gian hơn 2 năm thành lập phường thêu thùa, ngày càng nhiều công nhân dôi dư vì mộ danh mà đến, phường thêu thùa cũng từ 7-8 người ban đầu, nay tăng tới hơn 200 người, không những có công nhân dôi dư, mà còn có một số người khó khăn như người khuyết tật, người nghỉ hưu, người thu nhập thấp .v.v... tham gia. Chị Kim Khởi Lôi nói :
Ở đây chúng tôi sắp xếp một số nhân viên dôi dư và người khuyết tật, ngoài ra còn có một số người hâm mộ thêu thùa, người cao tuổi nghỉ hưu, tổng cộng hơn 200 người, trước đây đều làm việc ở doanh nghiệp, sau này mới học thêu thùa. Tôi rất phấn khởi có thể để nhiều chị em như thế tìm thấy mục tiêu hướng đi của mình, yêu mến những cái mà mình yêu thích.
Chị Tống Lệ Hồng trước khi tới phường thêu Cẩm Tú do chị Lôi thành lập là công nhân dôi dư, hàng ngày xem Ti vi để giết thời gian, không có nguồn thu nhập nào, cuộc sống rất khó khăn. Một dịp tình cờ, chị nghe nói Phường thêu thùa Cẩm Tú chủ yếu nhận công nhân dôi dư, thế là chị Hồng đã tới Phường thêu, trước sự chỉ đạo trực tiếp của chị Kim Khởi Lôi, chị Hồng bắt đầu học kỹ thuật thêu thùa. Trước sự chỉ đạo của chị em Phường thêu trong hai năm qua, kỹ thuật thêu thùa của chị Hồng tiến bộ vượt bậc, nay chị đã thành thợ giỏi, hướng dẫn chị em mới học. Chị Tống Lệ Hồng cảm xúc rất sâu sắc với cuộc sống hai năm trước.
Hai năm trước, trong lòng cảm thấy trống trải, ngoài ra tiền tiêu cũng giật gấu vá vai. Nay nghĩ lại hai năm đã qua, nhìn về kinh tế thì thu nhập đã nâng cao, nay trong lòng tràn đầy niềm tin, mỗi khi hoàn thành một bức tranh thêu thì cảm thấy mình rất thành công. Một điều nữa là tôi đã học được tay nghề, tay nghề này sẽ theo tôi suốt đời, bất kể đến bao giờ cũng không thể mất được, tôi còn có thể dìu dắt một số chị em lao động dôi dư học thêu thùa. Theo giới thiệu, sau khi ký hợp đồng với phường thêu Cẩm Tú, tất cả nữ công đều có thể thêu thùa ở nhà, do phường thêu thu hồi sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm của phường thêu Cẩm Tú xuất khẩu đi các nước Nga, Hàn quốc và Ôxtrâylia.
Nhắc đến sự thành công của phường thêu Cẩm Tú, bà Lý Cửu Lan năm nay 67 tuổi, trước đây công tác ngành cơ giới, sau khi nghỉ hưu đã đến phường thêu Cẩm Tú học thêu thùa cho biết, chị Kim Khởi Lôi kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm, đồng thời rất tôn trọng và quan tâm chị em làm việc, làm cho phường thêu tràn đầy niềm vui và ấm cúng. Mặc dù bà đã 67 tuổi, học thêu thùa không nhanh như thanh niên, nhưng bà mong học tập và giao lưu kỹ thuật thêu thùa với mọi người trong phường thêu Cẩm Tú.
Chị Kim Khởi Lôi cho rằng, nguyên nhân chính để chị lập nghiệp thành công là sự ủng hộ của chính sách nhà nước. Chị nói, không có sự bảo lãnh để vay 20 nghìn nhân dân tệ cứu trợ đúng lúc ban đầu thì chị không thể nào thành công.
Sau khi vay được khoản vốn nhỏ tới nay, đây là sự cổ vũ to lớn đối với công nhân mất việc chúng tôi, bởi vì không những làm cho tôi sau khi mất việc đã tìm thấy phương hướng của mình, bản thân có thể thành lập cơ sở dạy nghề này, khiến cho nhiều chị em tìm được chỗ đứng của mình, việc này phải cảm ơn chính phủ và các cơ quan hữu quan đưa ra chính sách để chúng tôi đều có thể tăng thêm thu nhập, cuộc sống càng thêm phong phú.
Được biết, tính tới cuối năm ngoái, thành phố Tề-tề-cáp-nhĩ có hơn 20 nghìn người vay ngân hàng gần 400 triệu nhân dân tệ, thông qua những người lập nghiệp này đã dẫn dắt hơn 60 nghìn người có công ăn việc làm. Ngày càng nhiều người thông qua vay ngân hàng 20 nghìn nhân dân tệ bắt đầu quá trình lập nghiệp của mình, mà những lập nghiệp này cũng đã mang lại càng nhiều công ăn việc làm. |