Chủ nhiệm Khoa Ung thư của bệnh viện Phúc Châu thuộc Quân khu Nam Kinh, Khoa Y học trọng điểm Ung thư kết hợp giữa Đông và Tây y Nhà nước Trung Quốc Âu Dương Học Nông nhấn mạnh: "Những người mắc bệnh ung thư sẽ có thay đổi về tâm lý. Đến 80% số người không phải là mất trong thời gian điều trị, mà là mất trong thời gian hồi phục. Đối với người mắc bệnh ung thư, ngoài phải quan tâm đến việc hồi phục sức khỏe, còn phải hết sức quan tâm đến vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh gặp phải, để giảm bớt áp lực và gánh nặng về tâm lý."
Trong lâm sàng, có rất nhiều bệnh nhân, khi xuất viện hay sau khi phẫu thuật hay phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường cảm thấy hoang mang, lo sợ, không biết cuộc sống rồi sẽ ra sao. Cũng có bệnh nhân cho rằng đã mổ và phóng xạ rồi, thì chắc là không có vấn đề gì, có thể nghỉ ngơi cho thoải mái; Cũng có người ngày đêm nơm nớp lo sợ, không biết lúc nào bệnh lại tái phát; Có người thì cảm thấy từ khi mắc bệnh mình thấp kém hơn người khác, không dám cho người thân quen biết mình bị bệnh, bản thân sống trong tâm trạng rất nặng nề và sống một cách tiêu cực, nên rất ảnh hưởng đến việc hồi phục sức khỏe.
Điều tra Y học hữu quan cho thấy, trong số những người mắc bệnh ung thư, thì có đến 60% số người mắc bệnh trầm cảm, 10% số người bị suy nhược thần kinh, 8% số người không tự kiềm chế được tinh thần của mình. Vì vậy, những người mắc bệnh ung thư, thường xuất hiện những vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, bồn chồn lo lắng, rối loạn tâm thần, không muốn ăn uống, đau nhức, buồn nôn v.v, tinh thần trầm uất, khiến cho 1/4 người bệnh sau khi điều trị vẫn bị di căn. Bác sĩ Âu Dương Học Nông cho biết, trong khi chẩn đoán và điều trị, nhất định phải suy xét đến đặc điểm về mọi mặt của người bệnh, bao gồm do vấn đề tâm trạng, tu dưỡng văn hóa, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội khác nhau dẫn đến sự khác biệt, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe của người bệnh, phải thường xuyên dặn dò, quan tâm, làm công tác tư tưởng, nói những điều gì có lợi cho người bệnh, tránh nhắc đến những việc khiến người bệnh lo lắng, buồn phiền, thì tinh thần của người bệnh mới được thoải mái, điều trị càng có hiệu quả.
Bác sĩ Âu Dương Học Nông nêu rõ, tâm lý là một nguyên nhân hết sức quan trọng đối với việc gây bệnh, phát triển và di căn, sau khi mổ, phóng xạ và điều trị bằng hóa chất v.v phần lớn người bệnh đều tồn tại việc lo sợ lại tái phát và di căn, thậm chí có người không bao lâu lại tái phát và di căn. Nếu không khắc phục được chướng ngại về tâm lý, thì sẽ càng ảnh hưởng đến sức đề kháng, như vậy rất không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Bác sĩ Âu Dương Học Nông cho biết, Những người sống trong tâm trạng mẫu thuẫn và bất an, thường trong lòng uất ức và bất mãn cũng như bi quan, thất vọng là dễ bị ung thư nhất, tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người này cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Ngược lại, sống trong môi trường xã hội ổn định, gia đình hoà thuận, hạnh phúc, phúc lợi xã hội căn bản được bảo đảm, đầy lòng tin đối với tương lai v.v đều có lợi cho việc hồi phục sức khỏe sau khi điều trị.
Bác sĩ Âu Dương Học Nông nhấn mạnh rằng, điều chỉnh về tâm lý còn có thể tăng cường hiệu quả của thuốc, giảm bớt sự độc hại của thuốc, có tác dụng phối hợp rất tốt đối với việc phục hồi sức khỏe của người bệnh, điều đáng chú ý là thực tiễn của biện pháp điều chỉnh tâm lý là phải có sự thông cảm và phối hợp của người bệnh và gia đình với y bác sĩ thì mới thu được hiệu quả tốt.
Sau đây Lệ Quyên xin giới thiệu với các bạn mấy biện pháp chính để điều chỉnh tâm lý của người bệnh.
Thứ nhất là làm công tác tư tưởng để cho người bệnh trút bỏ những đau khổ về tinh thần.
Hai là làm thế nào để giúp người bệnh tinh thần được thoải mái.
Ba là những người mắc bệnh ung thư cùng tập trung với nhau chuyện trò trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau.
Bốn là giúp người bệnh tích cực điều chỉnh tâm lý một cách khoa học. Biết được nên làm những việc gì để có lợi cho sức khỏe.
Năm là giúp người bệnh làm thế nào cho thoải mái tinh thần, không còn áp lực về tâm lý.
|