Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu chuyện về chè của người mẹ Trương Thục Trân
   2008-04-17 14:37:26    cri
Bài ca trà du dương này có xuất xứ ở nơi nào Trung Quốc ? Chưa biết chừng có người cho rằng đương nhiên là có xuất xứ từ miền Giang Nam sản xuất nhiều chè. Thực ra, bài ca trà này không phải là xuất xứ từ vườn chè miền nam, mà bắt nguồn từ Cơ sở trồng trà huyện Thương Nam, tỉnh Thiểm Tây miền bắc Trung Quốc.

Trong lịch sử trồng chè của Trung Quốc, mọi người luôn cho rằng chè chỉ có thể trồng trọt ở miền nam. Nhưng trải qua mấy chục năm dốc lòng nghiên cứu, bà Trương Thục Trân kỹ sư nông nghiệp cao cấp huyện Thương Nam với thực tiễn chè miền nam di chuyển lên miền bắc, di chuyển thành công cơ sở trồng chè lên phía bắc hơn 300 km, khiến nhân dân khu vực miền núi Thương Nam tỉnh Thiểm Tây nằm ở miền bắc Trung Quốc nhờ trồng chè đi lên khá giả, đồng thời thay đổi lịch sử hơn 2000 năm không thể trồng chè ở miền bắc.

Bà Trương Thục Trân có dáng người tầm thước, đầy đặn, tuy đã gần 70 tuổi, nhưng vẫn thấy bà bận tíu tít giữa các vườn chè ở Thương Nam. Nông dân trồng chè địa phương đều thân mật gọi bà là "Mẹ chè", Khi chúng tôi gặp bà thì bà đang tỉa cành chè trên núi.

Nhắc tới câu chuyện về chè của Thương Nam, thì phải nói sự từng trải của cá nhân bà Trương Thục Trân, bởi vì bà quả thực là nhân vật chủ chốt về ươm trồng cây trà Thương Nam. Bà Trân học chuyên ngành Lâm nghiệp, sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1961 thì bà tới huyện Thương Nam làm cán bộ lâm nghiệp. Đời sống nhân dân của huyện Thương Nam lúc bấy giờ rất nghèo khổ. Bà Trương Thục Trân nói, bà luôn suy nghĩ là làm thế nào kết hợp giữa chuyên ngành mà mình học với sản xuất và đời sống của nhân dân.

Làm thế nào để cho nhân dân khu vực miền núi đi lên khá giả là trách nhiệm của cán bộ Lâm nghiệp chúng tôi. Tôi đã từng trồng cây Sơn Sống và cây Trẩu, nhưng vẫn cảm thấy hiệu quả kinh tế không khá. Phải chăng nên đưa vào những giống cây khác nữa.

Sau khi bỏ trồng cây Sơn Sống và cây Trẩu, bà Trương Thục Trân vẫn không nản lòng. Bà bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu thảm thực vật của khu vực Thương Nam, mong tìm được loại cây trồng kinh tế để cho bà con nông dân thoát khỏi cảnh nghèo khó. Thương Nam nằm trong khu vực miền núi Tần Lĩnh là nơi giao tiếp của khí hậu hai miền Bắc – Nam Trung Quốc, thảm thực vật hết sức phong phú, nhưng đường núi cũng rất cheo leo nguy hiểm. Bà Trân không ngại khó khăn vất vả, hầu như đặt chân tới khắp nơi Thương Nam. Bà Trân phát hiện Thương Nam tuy là khu vực miền núi nghèo khó, nhưng nhân dân rất thích uống chè.Cách nói "Thà không muối ba ngày, chứ không chịu một ngày không uống chè" là hình ảnh sống động về tập quán sinh hoạt này của người địa phương.

1 2 3