Nghe Online
Quý vị và các bạn thính giả thân mến, tôi là Nam Dương, ngày 18-3, hai Kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc diễn ra trong hơn hai tuần sẽ bế mạc. Trong công tác báo cáo Chính phủ do Thủ tướng Ôn Gia Bảo đọc trước Quốc hội ngày 13 đã nêu rõ, phải tổ chức thành công Thế vận hội Bắc Kinh. Quả thật, năm 2008 là năm Thế vận hội của Trung Quốc, đại hội thể thao khiến mọi người quan tâm này cũng đang mang lại cơ hội tốt cho Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế. Song, cũng có một số nhân sĩ giới kinh tế bày tỏ lo lắng đối với "thời kỳ sau Thế vận hội", họ cho rằng, sau khi diễn ra Thế vận hội, kính tế Trung Quốc có trượt dốc hay không? Trong tiết mục đời sống kinh tế hôm nay, Nam Dương và chị Ngọc sẽ trò chuyện về quan điểm của các ủy viên Chính hiệp tham dự Kỳ họp Chính hiệp Trung Quốc nói về kinh tế Trung Quốc sau Thế vận hội.
Nam Dương: chào chị Ngọc.
Như Ngọc: Chào Quý vị thính giả, chào Nam Dương. Rất nhiều du khách sau khi tham quan sân nhà thi đấu Ô-lim-pích Bắc Kinh đều tấm tắc ca ngợi, đến tháng 4 năm nay, sau khi khánh thành Sân vận động Quốc gia, thì có thể coi công trình xây dựng sân nhà thi đấu Thế vận hội Bắc Kinh đã hoàn thành. Nhưng Như Ngọc được biết, cùng với niềm vui hoàn thành suôn sẻ các công trình trên , không ít nhà kinh tế cho rằng , để chuẩn bị cho Thế vận hội trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã phải đầu tư một khoản kinh phí lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như sân nhà thi đấu, đường xá giao thông, đầu tư này đã lôi kéo sự tăng trưởng của kinh tế, thế nhưng sau khi kết thúc Thế vận hội, vốn đầu tư đột nhiên giảm xuống sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Nam Dương: đúng vậy, thật ra có nhiều người có cùng suy nghĩ như vậy, chính vì vậy mà Nam Dương đã phỏng vấn một số ủy viên Chính hiệp đến tham gia Kỳ họp Chính hiệp Trung Quốc năm nay, họ đều không đồng ý quan điểm này. Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc Lệ Dĩ Ninh cho rằng, sau khi diễn ra Thế vận hội, Trung Quốc vẫn có nhiều cơ hội đầu tư. Ông cho rằng, Trung Quốc đang trong giai đoạn giữa của công nghiệp hóa, còn có khoảng cách khá lớn so với hoàn thành công nghiệp hóa, các ngành nghề đều cần phải phát triển. Trung Quốc rất rộng lớn, xây dựng đường sắt, đường ô tô, bến cảng, nhà máy, nhà ở, cơ hội đầu tư lớn như vậy lễ nào không còn nữa sau khi kết thúc Thế vận hội? Điều này hoàn toàn không thể. Sau Thế vận hội, kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ tăng trưởng như trước.
Như ngọc: Chắc chắn như vậy, Như Ngọc cũng được nghe nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Lâm Nghị Phu đưa ra quan điểm như vậy, ông Lâm Nghị Phu sẽ nhậm chức Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới vào tháng 5 năm nay, ông nói, đối với GDP 24 nghìn tỷ nhân dân tệ của TQ mà nói, Ô-lim-pích Bắc Kinh chỉ là một dự án đầu tư bình thường. Ngoài ra, Trung Quốc đang dốc sức chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư cho tăng trưởng kinh tế sẽ có phần giảm xuống, vì vậy một số khu vực xuất hiện giảm đầu tư trong thời gian ngắn sau Thế vận hội, cũng không thể gây tác động tiêu cực cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Nam Dương: đúng đấy, em biết còn một điều khác dẫn đến sự lo lắng sau khi kết thúc Thế vận hội là vấn đề việc làm.
Như Ngọc: đúng đấy, Ban Tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh sẽ giải tán sau khi kết thúc Thế vận hội, như vậy những lao động tạm thời phục vụ trong các sân nhà thi đầu sẽ giảm xuống. Ngoài ra, một số nhà kinh tế cũng băn khoăn rằng, ngành dịch vụ như nhà hàng khách sạn của Bắc Kinh và các thành phố phối hợp Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội trong thời gian qua phát triển rất nhanh, nhưng sau Thế vận hội, nhưng nhà hàng và khách sạn này sẽ xuất hiện khó khăn trong kinh doanh, từ đó dẫn tới số người thất nghiệp gia tăng.
Nam Dương: đúng vậy, song khi em phỏng vấn, ủy viên Lệ Dĩ Ninh cho rằng, các nhân viên phục vụ cho các cuộc thi đấu của Thế vận hội Bắc Kinh chủ yếu là những người tình nguyện, vì vậy, những người thật sự cần việc làm mới sau Thế vận hội không nhiều lắm. Đối với Trung Quốc mà nói, ngành dịch vụ như ngành ăn uống, khách sạn chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng lượng kinh tế của Trung Quốc, cho nên rất cần sự phát triển mạnh mẽ.
Như Ngọc: Nam Dương này, Nhưng theo kinh nghiệm của những nước đã từng tổ chức Thế vận hội, thì cũng ít nhiều xuất hiện hiện tượng sân nhà thi đấu không được sử dụng sau Thế vận hội, còn khoản tiền để bảo dưỡng cho sân nhà thi đấu hàng năm cũng trở thành gánh nặng lớn của chính quyền địa phương, một số sân nhà thi đấu thậm chí bị dỡ bỏ để bán phế liệu, Như Ngọc rất lo không biết tình trạng như vậy có lặp lại tại Trung Quốc hay không Nam Dương nhỉ?
Nam Dương: về điều này, em đã phỏng vấn ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Phó Chủ tịch điều hành Ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh Lưu Kính Dân cho biết, khi mới quy hoạch, Chính phủ Trung Quốc đã xem xét đầy đủ vấn đề sử dụng của các sân nhà thi đấu sau Thế vận hội. Các sân nhà thi đấu Thế vận hội của Bắc Kinh nằm ở các khu vực của thành phố, cách trung tâm thành phố vừa phải, vừa có thể thỏa mãn yêu cầu thi đấu, vừa có thể thỏa mãn những yêu cầu của người dân thành phố như tập luyện sức khỏe, vui chơi giải trí và tổ chức hội nghị của Trung Quốc và nước ngoài. Sau khi diễn ra Thế vận hội, những sân nhà thi đấu này đều sẽ được sử dụng hết công suất. Thực ra, trong quá trình phỏng vấn, nhiều ủy viên Chính hiệp đều nói, những lợi ích do Thế vận hội mang lại cho Trung Quốc không nên chỉ được đo qua con số thống kê kinh tế, những vai trò thúc đẩy của Thế vận hội đối với sự phát triển của Trung Quốc trong các lĩnh vực như kinh tế, xã hội v.v sẽ được không ngừng xuất hiện sau khi diễn ra Thế vận hội.
Như Ngọc: Vâng, tổ chức Thế vận hội là thể hiện sức mạnh tổng hợp của nhà nước. Hàn Quốc sau khi tổ chức thành công Thế vận hội đã bước vào hàng ngũ nước phát triển, kinh tế Nhật Bản cũng cất cánh sau khi tổ chức Hội chợ Thế giới Ô-sa-ka và Ô- lim- pích Tô-ki-ô. Hiệu ứng của Thế vận hội rất lớn, trình độ quản lý của thành phố, tầm nhìn của người dân, cách nhìn đối với thế giới đều thay đổi, Như Ngọc cũng tin rằng sau Ô-lim-pích Bắc Kinh, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển lớn mạnh.
Nam Dương: đúng vậy, chúng tôi đều có hy vọng như vậy, đồng thời chúng tôi cũng tràn đầy lòng tin. Các bạn thính giả thân mến, hai Kỳ họp năm nay sẽ kết thúc, các tiết mục trò chuyện những vấn đề về hai Kỳ họp do Nam Dương và chị Ngọc dàn dựng cũng xin kết thúc tại đây, rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi trong những ngày này, nếu các bạn có ý kiến hoặc kiến nghị gì đối với các tiết mục này hay là đối với hai Kỳ họp Trung Quốc, hoan nghênh các bạn viết thư cho Nam Dương theo địa chỉ vie@cri.com.cn cũng rất cảm ơn chị Ngọc tham gia các tiết mục này. Xin tạm biệt các bạn. |