Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Con đường trở thành đại biểu nông dân của thành phố lớn nhất Trung Quốc
   2008-03-14 15:41:42    cri
21 năm trước, anh chàng nông dân Trương Hùng Vĩ ở tỉnh Giang Tô Trung Quốc sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đến một công trường xây dựng tại Thượng Hải học nghề hàn điện. Tại thành phố lớn nhất Trung Quốc chỉ cách một con sông với quê hương của mình, Trương Hùng Vĩ ấp ủ trong lòng nhiều hoài bão đối với tương lai, nhưng anh đến nằm mơ cũng không dám nghĩ rằng, mình có thể trở thành đại biểu Quốc hội của thành phố Thượng Hải.

Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân khóa 13 của thành phố Thượng Hải, Trương Hùng Vĩ đề xuất hai ý kiến bằng văn bản là "Kiến nghị về tăng cường tập huấn kỹ năng cho lao động nông dân" và "Kiến nghị về mở cửa hơn nữa cho con cái lao động ngoại tỉnh được vào học tại các trường kỹ thuật ứng dụng trung cấp và cao đẳng của thành phố Thượng Hải".

Trương Hùng Vĩ nói, "Tôi là đại biểu lao động nông dân, tất nhiên tôi phải quan tâm tới tình hình sinh sống của lao động nông dân, mọi người đã bầu tôi thì tôi phải làm một việc gì đó cho mọi người." Vấn đề dưỡng lão, giáo dục con cái, y tế, quyền lợi về giới của lao động nông dân đều là những đề tài mà anh Trương Hùng Vĩ đại diện cho lao động nông dân quan tâm.

Anh Trương Hùng Vĩ năm nay 38 tuổi, là một trong hơn 4 triệu lao động nông dân đến từ các địa phương Trung Quốc làm việc tại Thượng Hải, sau nhiều năm sinh sống tại Thượng Hải, anh nói được tiếng Thượng Hải rất sõi, nhưng do không có hộ khẩu Thượng Hải, anh vẫn bị coi là lao động nông dân.

Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tồn tại hai loại hộ khẩu thành thị và nông thôn, trước đây có đại biểu Quốc hội thành thị và đại biểu Quốc hội nông dân, nhưng chưa có đại biểu Quốc hội lao động nông dân. Việc làm thế nào để phản ánh lợi ích và yêu cầu của lao động nông dân có số lượng đông này đã gây lên sự chú ý của các tầng lớp xã hội. Ngày 16 tháng 3 năm 2007, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khóa 10 thông qua Quyết định về vấn đề số lượng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 11, lần đầu tiên quy định rõ ràng về "các tỉnh, thành phố trực thuộc tập trung nhiều lao động nông dân nên có đại biểu lao động nông dân".

1 2