Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sau 50 tuổi nên thường xuyên kiểm tra mật độ xương
   2008-01-23 15:38:18    CRIonline
Thưa quý vị và các bạn, mấy năm gần đây, bác Trương đã 56 tuổi thường cảm thấy đau lưng, nhức khớp, mấy hôm trước cùng mọi người trong gia đình đi ra ngoại thành chơi, không may trượt chân ngã, không dậy được. Người nhà vội đưa bác đi bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán là bị gẫy xương, nhưng điều khiến bác sĩ ngạc nhiên là, sau khi kiểm tra phát hiện bác Trương bị xốp xương một cách nghiêm trọng, Giáo sư Đinh Quốc Hiến Ủy viên Hội Xốp xương Học Trung Hoa đáng tiếc nói, đợi đến khi bị gẫy xương mới đi kiểm tra, đã bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh xốp xương tốt nhất. Những người ở độ tuổi trung niên và tuổi già, mà nhất là phụ nữ, "có khoảng 30% số người ngoài 50 tuổi, bị gẫy xương do xốp xương, có 80% số người ngoài 80 tuổi bị xốp xương." Giáo sư Đinh Quốc Hiến kiến nghị, những người ngoài 50 tuổi phải coi trọng việc kiểm tra mật độ xương và điều trị tùy theo tình hình của mình

Giáo sư Đinh Quốc Hiến nói: theo đà tuổi tác ngày một cao, sẽ xuất hiện những triệu chứng như: bị đau lưng, nhức xương, người thấp đi, gù lưng v.v, trước đây chúng ta thường coi là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng trên thực tế đây là một loại bệnh thường thấy ở người già, theo thống kê, tỷ lệ phát bệnh xốp xương đã xếp thứ bẩy trong số những bệnh mãn tính, trở thành một loại bệnh nghiêm trọng trong vấn đề vệ sinh công cộng.

Giáo sư Đinh Quốc Hiến cho biết, thiếu ý thức phòng chống và nhận thức không đầy đủ về căn bệnh này là rất phổ biến và cũng là sự nhìn nhận sai lầm rất nguy hiểm. "Bình thường có nhiều người già cho là mình sức khỏe bình thường, không đau nhức xương, nhưng họ đâu biết rằng phần lớn những người mắc bệnh xốp xương ở thời kỳ đầu và thời kỳ giữa đều không xuất hiện triệu chứng gì, hoặc triệu chứng không rõ nét, nếu như không chú ý và không đi kiểm tra, đợi đến khi cảm thấy đau lưng hay bị gẫy xương mới đi khám chữa bệnh thì đã muộn." Giáo sư Đinh Quốc Hiến kiến nghị, cách phòng chống bệnh xốp xương một cách có hiệu quả chủ yếu là ăn uống và rèn luyện. Về ăn uống, phải bổ xung canxi và vitamin D một cách hợp lý theo sự hướng dẫn của y bác sĩ và uống một một lượng sữa thính hợp. Ngoài ra, nên tăng cường rèn luyện sức khỏe, không những có thể cải thiện sự tuần hoàn máu của bộ xương, tăng cường mật độ xương, đặc biệt là nên hoạt động ở ngoài trời, như vậy có thể tăng cường tạo xương và hấp thụ vitamin D, qua đó giúp cho sự hấp thụ và lợi dụng canxi của cơ thể.

Giáo sư Đinh Quốc Hiến cho biết, Thường xuyên nằm, ngồi yên một chỗ chỉ khiến cho căn bệnh xốp xương càng thêm nghiêm trọng, dẫn đến vòng tuần hoàn ác tính. Có rất nhiều người già sợ bị gẫy xương, nên suốt ngày ở nhà, thực ra như vậy rất không có lợi cho sức khỏe, muốn phòng tránh gẫy xương, quan trọng là phải chú ý bảo vệ, tránh trượt ngã. Những người ốm đau không dậy được, người nhà cũng phải thường xuyên đưa ra ngoài trời phơi nắng, nắn bóp cơ bắp và các khớp xương ."

Phóng viên được biết, có nhiều người ở độ tuổi trung niên và người già, sau khi chẩn đóan là mắc bệnh xốp xương cho rằng phải bổ xung canxin, tăng cường rèn luyện sức khỏe là được, nhưng giáo sư Đinh Quốc Hiến cho rằng, những người mắc bệnh xốp xương, không nên chỉ dựa vào bổ xung canxi và rèn luyện sức khỏe, mà phải điều trị một cách quy phạm, như uống một số thuốc v.v dưới sự hướng dẫn cụ thể của y bác sĩ những bệnh viện chính quy. "Nhiều bệnh nhân cho rằng, ăn canh xương giàu chất canxi, nhưng hàm lượng mỡ trong canh xương rất cao, mà chất béo lại ảnh hưởng đến sự hấp thu chất canxi.