Vụ Công nghệ cao Ủy ban Cải cách và phát triển nhà nước Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, tính đến tháng 6 năm 2007, số nông dân truy cập mạng In-tơ-nét đã lên tới 37,41 triệu người, tỷ lệ phổ cập mạng In-tơ-nét là 5,1%; số người dân thành phố Trung Quốc truy cập mạng In-tơ-nét là 125 triệu người, tỷ lệ phổ cập mạng In-tơ-nét đạt 21,6%.
37 triệu nông dân Trung Quốc truy cập mạng In-tơ-nét nói lên cục diện "đường bên bờ vực" thiếu thông tin-viễn thông của vùng nông thôn Trung Quốc đang được thay đổi nhanh chóng. Thống kê cho thấy, cuối năm 2006, Trung Quốc có 23,1 triệu nông dân truy cập mạng In-tơ-nét. Theo quy họach năm năm lần thứ 11, Bộ Thông tin-viễn thông Trung Quốc đã đạt mục tiêu phát triển thông tin-viễn thông nông thôn Trung Quốc là "mọi thôn làng đều thông điện thoại, mọi xã đều có thể truy cập mạng In-tơ-nét". Rõ ràng, sự thay đổi của cơ sở hạ tầng thông tin-viễn thông tại nông thôn đã góp phần quan trọng cho thu hẹp lại "khoảng cách số" giữa nông thôn và thành thị.
Nông dân trẻ và lao động nông dân làm việc tại ngoại tỉnh là chủ lực của 37 triệu nông dân truy cập mạng In-tơ-nét. Về việc sử dụng những chức năng vui chơi giải trí trên mạng In-tơ-nét như âm nhạc mạng, game trên mạng, phim và truyền hình trên mạng v.v, số người truy cập mạng In-tơ-nét tại nông thôn tương đương với thành thị. Thế nhưng, số nông dân truy cập mạng In-tơ-nét ít hơn rất nhiều so với số dân thành phố về mặt đọc tin trên mạng, tìm kiếm trang web, mua sắm trên mạng In-tơ-nét, sử dụng ngân hàng trên mạng và mua bán cổ phiếu trên mạng v.v.
Ngoài truy cập phổ biến mạng In-tơ-nét ra, điều đáng mừng là, một số trang web nhằm vào đặc điểm của nông thôn đang phát triển vào chiều sâu. Ở tỉnh Tứ Xuyên, trang web "Thông tin-viễn thông nông nghiệp Thiên Phủ" do Hãng thông tin-viễn thông Liên Thông Trung Quốc nghiên cứu đã xây dựng các cơ quan dịch vụ thông tin-viễn thông tại các xã, mời nhân viên phục vụ thông tin nhằm vào nhu cầu thiết thực địa phương để biên soạn các thông tin có thẩm quyền liên quan tới nông nghiệp, gửi cho các đầu cuối thông tin di động và cố định của nông dân như điện thoại cố định, điện thoại di động, máy nhắn tin, trang web v.v theo nhu cầu của nông dân. Những thông tin chăn nuôi của nông dân cũng có thể do nhân viên phục vụ thông tin phát trên mạng In-tơ-nét. Sự thông suốt của thông tin đã khiến việc xóa đói giảm nghèo đi lên con đường cao tốc.
"Giá trị của truyền bá thông tin không những đã được thể hiện từ bản thân việc truyền bá thông tin, mà còn được thể hiện ở giá trị gia tăng to lớn do truyền bá thông tin mang lại, làm cho càng nhiều bà con được hưởng lợi ích từ phát triển thông tin hóa, là mục tiêu quan trọng của việc phát triển thông tin hóa của Trung Quốc." Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu thông tin hóa Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Lưu Mãn Cường nói như vậy.
Vì vậy, việc nông dân truy cập mạng In-tơ-nét, có nghĩa là phải tăng cường tìm kiếm thông tin hóa nông thôn mới có thể mở ra con đường làm giàu mới cho nông dân. Trong khi mạng In-tơ-nét nhanh chóng thâm nhập vào đời sống xã hội, các cơ quan và doanh nghiệp hữu quan cần phải đi vào nông thôn và nông dân, nhanh chóng nâng cao tri thức và ứng dụng mạng In-tơ-nét của nông dân, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm thông tin thích hợp với nông thôn, thay đổi mô hình kinh doanh và tiêu thụ nông thôn truyền thống, mới có thể căn bản thu hẹp "khoảng cách số" giữa thành thị và nông thôn trong thời đại thông tin. |