Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ba triệu hầm khí Bi-ô-ga trở thành "bài thuốc đặc hiệu" cải tạo đất bị sỏi đá hóa
   2008-01-04 14:18:31    Xin Hua
Theo Mạng Tân Hoa: Quảng Tây là một trong những khu vực đất đai bị sỏi đá hóa nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, trong khi đó, do khan hiếm năng lượng, nhân dân lên rừng chặt cây đốn củi phá hoại thảm thực vật lại chính là nguyên nhân quan trọng làm cho đất đại bị sỏi đá hóa. Thúc đẩy xây dựng hầm khí Bi-ô-ga tại vùng nông thôn trở thành "liều thuốc hiệu nghiệm" cải tạo đất đai bị sỏi đá hóa của Quảng Tây, hiện nay đã hoàn thành gần ba triệu hầm khí Bi-ô-ga nông thôn cung cấp khoảng 1,2 tỷ mét khối chất đốt sạch cho bà con, bảo vệ gần 50 nghìn ha rừng.

"Thực tiễn minh chứng rằng, việc xây dựng hầm khí Bi-ô-ga là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất về giải quyết chất đốt cho đời sống nông thôn, bảo vệ tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái vùng núi đá." Giám đốc Sở Lâm nghiệp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lê Mai Tùng giới thiệu với phóng viên rằng, một hầm khí Bi-ô-ga có dung tích 8 mét khối hàng năm sản xuất 400 mét khối khí Bi-ô-ga, cơ bản thoả mãn nhu cầu đun nấu và chiếu sáng cho một hộ gia đình 4-5 người, mỗi năm có thể tiết kiệm 2 tấn củi, tương đương mỗi năm bảo vệ hơn 800 mét vuông tài nuyên rừng.

Bác Hoàng Quang Lâm, ở làng Hoàng Lĩnh, xã Bình An, huyện Cúng Thành Quảng Tây đã sinh sống 70 năm tại vùng núi Đại Thạch cho biết, trước khi xây dựng hầm khí Bi-ô-ga, vì không còn cách nào nên bà con dân làng mới lên núi đốn củi, cây cối bị chặt hết, đồi núi trơ trọi nên thường xảy ra các thiên tai lũ lụt, hạn hán, luồng đá bùn; hiện nay, nhà nào nhà nấy đều đã có hầm khí Bi-ô-ga, không ai lên núi đốn củi nữa.

Tại Quảng Tây, việc xây dựng hầm khí Bi-ô-ga để làm đầu mối cải thiện đất đai bị sỏi đá hóa không những là một "công trình sinh thái", mà còn là một "công trình lòng người". Sở dĩ việc xây dựng hầm khí Bi-ô-ga nông thôn tại Quảng Tây có thể phát triển nhanh chóng, nguyên nhân chính là đảng ủy và chính quyền các cấp hướng dẫn việc xây dựng hầm khí Bi-ô-ga nông thôn bằng phát triển quan khoa học và có quan niệm đúng đắn trong việc thành tích, đưa xây dựng quê nhà sinh thái lấy khí Bi-ô-ga làm trung tâm lên vị thế quan trọng trong công tác của đảng ủy và chính quyền. "Kể từ năm 1999 đến nay, việc xây dựng hầm khí Bi-ô-ga hầu như năm nào đều được coi là một trong những việc làm thiết thực vì nhân dân mà chính quyền Khu tự trị cam kết."

Vùng đồi hoang núi trọc không thể xây dựng thôn làng mới giàu có, non xanh nước biếc mới có quê nhà hài hòa. Ông Lê Mai Tùng nói, "hầm khí Bi-ô-ga đã giải quyết vấn đề chất đốt cho đời sống của bà con vùng núi Đại Thạch về căn bản, phòng ngừa được đất đai bị sỏi đá hóa bị xấu đi hơn nữa; còn việc trả lại đất canh tác cho trồng rừng đã giải quyết được vấn đề lương thực của bà con, làm cho núi trọc biến xanh, làm cho bà con làm giàu."

Trước kia, nhiều vùng núi Đại Thạch từng bị coi là "chó ăn đá, gà ăn sỏi", những hiện đã cây cối um tùm xanh tươi, tràn đầy sức sống, đất đai bị sỏi đá hóa đã được ngăn chặn hữu hiệu. Cuộc điều tra mới nhất của cơ quan lâm nghiệp cho thấy, trong thời gian "kế hoạch năm năm lần thứ 10", tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Tây đã từ 41% năm 2000 tăng lên tới 52% năm 2005; tổng lượng dự trữ cây năm 2005 vượt qua 500 triệu mét khối, tăng thêm 100 triệu mét khối so với 400 triệu mét khối của năm 2000, là 5 năm có trữ lượng gỗ rừng tăng nhanh nhất của Quảng Tây từ ngày thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến nay.