Ở Trung Quốc, thành thị và nông thôn có khoảng cách tương đối lớn, khoảng cách này cũng thể hiện trong mặt giáo dục. Điều kiện giảng dạy ở nông thôn lạc hậu hơn nhiều so với thành thị, những gia đình nghèo khó nhiều hơn ở thành thị, một số con em vì vậy mà thất học, do đó, nói chung học sinh nông thôn tiếp thụ giáo dục kém rõ rệt so với học sinh thành thị, hậu quả gây nên là học sinh nông thôn yếu thế hơn trong cạnh tranh về các mặt như, lên lớp, việc làm.v.v... so với học sinh thành thị, sự phát triển của nông thôn cũng tất nhiên bị kìm hãm. Chính sách này được ấn định trong bối cảnh như vậy.
Ba năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng thêm đầu tư cho chính sách này, bộ trưởng Bộ Giáo Dục Trung Quốc Chu Tế từ góc độ công bằng giáo dục giải thích cách làm này của chính phủ, bộ trưởng nói :
Điều quan trọng thứ nhất để thúc đẩy công bằng giáo dục là cần đẩy nhanh phát triển giáo dục nông thôn. Số học sinh trong giai đoạn giáo dục nghĩa vụ của nông thôn Trung Quốc là 150 triệu, làm tốt công tác giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn có ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy công bằng giáo dục, nâng cao tố chất toàn dân tộc.
Nếu nói việc thực hiện chính sách "Hai miễn một trợ cấp" là để bảo đảm cho con em gia đình nghèo khó cắp sách tới trường, vậy thì Kế hoạch "Thành thị hóa giáo dục nông thôn" sẽ là phải nâng cao một bước chất lượng giáo dục cho học sinh nông thôn. Bộ trưởng Bộ giáo dục Chu Tế giới thiệu :
Nay mai chúng ta phải đặt nỗ lực lớn hơn nữa vào mục tiêu để cho tất cả con em đều có thể cắp sách tới trường. Cần tiếp tục tăng cường xây dựng điều kiện nhà trường ở nông thôn, nhưng điều càng quan trọng hơn là cần tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, nỗ lực nâng cao chất lượng giáo viên nhà trường trong giai đoạn giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, để thực sự nâng cao chất lượng giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn.
Ở tỉnh Tứ Xuyên quê hương em Tiêu Tồn Bình, chính quyền bắt đầu từ năm 2004 thực hiện Chương trình "Xây dựng tiêu chuẩn hóa" nhà trường nông thôn với mục tiêu cải thiện điều kiện giảng dạy. "Xây dựng tiêu chuẩn hóa" là chỉ xây dựng nhà trường tiêu chuẩn hóa thống nhất về các mặt, em Bình và các bạn học đều được bổ ích vì điều kiện giảng dạy của nhà trường các em đã được cải thiện.
Trường trung học cơ sở Bạch Mạt Giang nơi em Bình học là một trong 52 trường xây dựng tiêu chuẩn hóa của địa khu Cùng Lai. Trước đây, lớp học của Trường Bạch Mạc Giang cũ kỹ lụp xụp, nơi hoạt động của học sinh chật hẹp, trời mưa là sân trường lầy lội. Nay Trường Bạch Mạc Giang mới đã có phương tiện giảng dạy đầy đủ như Phòng thí nghiệm, Phòng máy vi tính, thư viện.v.v... và còn có Nhà ăn khang trang, Ký túc xá và Sân vận động điền kinh đường chạy thi vòng 400 mét. Thầy giáo Vương Đình Ba phấn khởi nói :
Nay chúng tôi chuyển đến đây, khi mùa hè còn có rèm cửa, mỗi lớp học có 16 ngọn đèn và còn có 4 chiếc quạt máy.
Con đường học hành của em Tiêu Tồn Bình đang vươn về phía trước, mẹ em mong mỏi em Bình sớm thành đạt để báo đáp xã hội :
Tôi mong con tôi sau này có triển vọng, có thành tích để báo đáp xã hội và thầy cô giáo. 1 2 |