Nghe Online
Hơn 20 năm trước, khi mà người Trung Quốc còn phải lo sao cho có cái ăn cái mặc, sinh hoạt ngoài giờ làm việc của đa số người dân cũng đều hết sức đơn điệu, thường là ở nhà xem sách, nghe đài hoặc tham gia các hoạt động chơi bài, chơi cờ với bạn bè. Theo đà Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng đi vào chiều sâu, tốc độ phát triển kinh tế và mức sống của nhân dân không ngừng nâng cao đã làm cho cuộc sống xã hội của người Trung Quốc có sự biến đổi sâu sắc, sinh hoạt ngoài giờ làm việc của mọi người không những ngày càng đa dạng, mà còn chiếm địa vị ngày càng quan trọng trong cuộc sống cá nhân, càng có nhiều người Trung Quốc phát hiện mục tiêu mới cuộc sống trong sinh hoạt ngoài giờ làm việc, nhận thức lại giá trị của mình.
Anh Lữ Đồng Châu, năm nay 33 tuổi, làm việc tại một Tòa soạn tạp chí. Ngay từ khi học tiểu học anh đã là "Nhà du lịch tí hon", bố mẹ thường đưa anh đi du lịch, mở rộng tầm mắt. Hơn 20 năm đã trôi qua, anh có cảm nhận thiết thân đối với sự thay đổi về "Du lịch" :
Điều kiện kinh tế trước đây cũng tương đối lạc hậu. Như khi tôi còn đi học, lúc đó còn chưa có đường cao tốc, cũng không có tiền mua vé máy bay, đáp tàu hỏa mua vé ngồi, không dám bỏ tiền mua vé nằm. Có thể nói theo đà cải cách mở cửa, nay mặt giao thông không còn vấn đề gì nữa, mà nhận thức của mọi người về du lịch cũng dần dần thay đổi. Hiện nay mọi người ưa thích đi du lịch tự túc hơn, tự sắp xếp chuyến du lịch có đặc sắc mà mình ưa thích.
Rất nhiều người Trung Quốc đã thể nghiệm sự thay đổi mà anh Lữ Đồng Châu nhắc tới. Du lịch trước đây phần lớn là tham quan danh lam thắng cảnh non nước. Ngày nay, du lịch cũng có nội dung và ý nghĩa càng nhiều hơn nữa. Như anh Lữ Đồng Châu có hứng thú hoạt động thể thao ngoài trời với loại hình du lịch mạo hiểm như leo núi, vượt đèo, leo băng tuyết.v.v..., du lịch đi bộ đường dài anh đều ưa thích.
Chính những sở thích và hâm mộ sinh hoạt ngoài giờ làm việc như vậy, làm cho anh Châu thay đổi nhiều về hiểu biết đối với du lịch. Bốn năm trước, khi đi bộ du lịch đường dài tới vùng núi nghèo khó tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam Trung Quốc, trông thấy tình hình nghèo nàn lạc hậu của địa phương, anh Châu đã phát động phong trào quyên góp cho học sinh tiểu học miền núi trên mạng Internet, hoạt động này đã được các nơi trên toàn quốc hưởng ứng nhiệt liệt, cuối cùng đã gửi sách vở cho hơn 200 trường học địa phương. Sau đó, anh thường xuyên tổ chức những người hâm mộ du lịch đi khu vực nghèo khó, kết hợp du lịch với hoạt động công ích, tổ chức nhiều hoạt động quyên góp giúp đỡ giáo dục. Anh còn thông qua trang Web Du lịch, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường khi đi du lịch. Nhắc đến những từng trải này, anh Châu cảm thấy sinh hoạt ngoài giờ làm việc của mình rất có ý nghĩa, đã nâng cao giá trị của bản thân mình.
Khác với anh Lữ Đồng Châu yêu thích hoạt động ngoài trời, thời gian ngoài giờ làm việc của chị Vương Kỳ Kỳ công tác ở một doanh nghiệp qui mô lớn của nhà nước hầu hết bỏ vào các lớp học. Chị Vương Kỳ Kỳ năm nay 26 tuổi tốt nghiệp Trường đại học ngoại ngữ, tháng trước chị mới thi vào lớp học tiếng Pháp cuối tuần. Trong lớp có học sinh, cũng có cô chú nhiều tuổi, mọi người đều học rất chăm chỉ. Chị Kỳ nói, hiện nay là xã hội học tập đi lên, tận dụng thời gian rỗi rãi học tập thêm là rất có ý nghĩa.
Có lúc trao đổi với bạn học đại học, bạn bè và đồng nghiệp mới biết ai nấy đều học tập thêm. Tôi dự định sau khi kết thúc lớp tiếng Pháp sẽ ghi tên tham gia lớp bổ túc Dự toán công trình. Khi mình trẻ trung còn tương đối khỏe, thời gian cá nhân tương đối nhiều, chỉ cần sử dụng nhiều đôi chút thời gian là có thể mang lại lợi ích suốt đời.
1 2 |