Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trùng Khánh - thành phố trực thuộc trẻ tuổi nhất của TQ
   2007-06-13 15:31:38    CRIonline

Nghe Online

Tại miền Tây Nam Trung Quốc có một thành phố đã và đang thu hút sự chú ý của mọi người, được đặt tên "thành phố núi", "thành phố sông". Thành phố này là Trùng Khánh—thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất đặt tại miền Tây Trung Quốc. 3 thành phố trực thuộc khác của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân đều nằm ở khu vực miền Đông. Năm 1997, Trùng Khánh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 4 của Trung Quốc, cho đến nay đã tròn 10 năm.

Quý vị và các bạn đang nghe là tư liệu âm thanh sớm nhất về những điệu hò trên sông do ông Wyss, Lãnh sự Đức tại Trùng Khánh thời kỳ cuối nhà Thanh Trung Quốc ghi âm. Năm 1911, ông Wyss đi thuyền ngược dòng sông Trường Giang từ Vũ Hán lên Trùng Khánh nhiệm chức Lãnh sự, khi qua Tam Hiệp nổi tiếng về địa bàn hiểm trở với những phong cảnh tươi đẹp, cảnh tượng những người kéo thuyền trên sông vừa dô hò vừa cố sức kéo thuyền để lại ấn tượng sâu sắc cho ông. Ông không cầm nổi lòng mình ghi âm lại nhiều câu hò trên sông và chụp lại rất nhiều bức ảnh tư liệu quý báu.

Sông Trường Giang, một con sông lớn từ phía Tây chảy sang phía Đông Trung Quốc với tổng chiều dài hơn 6300 ki-lô-mét được đặt tên là "đường thuỷ hoàng kim", dòng sông này nối liền những thành phố quan trọng như Trùng Khánh ở thượng du, Vũ Hán,Trường Sa ở trung du và Nam Kinh, Thượng Hải ở hạ du. Vì nằm ở bên sông Trường Giang, Trùng Khánh lúc bấy giờ đã trở thành trung tâm thương mại và nơi phân phối vật tư lớn nhất ở khu vực miền Tây Nam Trung Quốc.

Song Trùng Khánh nhận được sự chú ý của thế giới phải kể đến thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Năm 1937, Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc lúc bấy giờ bị quân Nhật xâm lược Trung Quốc chiếm đóng. Chính phủ Quốc dân dời về Trùng Khánh, Trùng Khánh trở thành thủ đô thời kỳ chiến tranh trong 8 năm sau đó cho đến năm 1945 Kháng chiến chống Nhật thắng lợi.

Cùng Chính phủ Quốc dân dời về Trùng Khánh có nhiều doanh nghiệp công nghiệp và khoáng sản, đoàn thể học sinh, nhân sĩ văn hoá v v...Thị trưởng thành phố Trùng Khánh đương nhiệm Vương Hồng Cử cho rằng, cuộc di dời lớn thời kỳ chiến tranh này đã thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của Trùng Khánh. Thị trưởng Vương Hồng Cử nói:

"Ngay từ thời kỳ kháng chiến, doanh nghiệp công nghiệp đợt đầu của Trung Quốc lúc đó đi theo Chính phủ từ khu vực chiếm đóng di dời và hội tụ tại Trùng Khánh, lúc đó có hơn 2500 doanh nghiệp đến Trùng Khánh."

Năm 1949, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, lúc đó, Trùng Khánh là một trong những thành phố trực thuộc. Thị trưởng Vương Hồng Cử nói, Trùng Khánh là khu vực xây dựng trọng điểm của Trung Hoa mới, nhiều doanh nghiệp công nghiệp đi vào Trùng Khánh, hình thành cơ sở công nghiệp của Trùng Khánh, để thành phố này trở thành một trong những cơ sở công nghiệp lâu năm của Trung Quốc. Kể từ năm 1954, Trùng Khánh trở thành một thành phố của tỉnh Tứ Xuyên. Thế nhưng lịch sử phát triển của Trùng Khánh đã xuất hiện bước ngoặt vào năm 1997, Chính phủ Trung Quốc xác định Trùng Khánh là thành phố trực thuộc, mở rộng phạm vi, đưa khu vực Tam Hiệp vào Trùng Khánh. Khi phân tích nguyên nhân Trùng Khánh lần nữa trở thành thành phố trực thuộc, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách thành phố Trùng Khánh Dương Khánh Dục nói:

"Rõ ràng nguyên nhân trực tiếp nhất là việc xây dựng công trình Tam Hiệp và việc di chuyển hàng triệu người dân di cư. Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng việc di chuyển hàng triệu người dân, xem xét đến quản lý kinh tế chủ yếu là tiến hành quản lý theo các cấp bậc hành chính, vì vậy cần phải nhanh chóng nâng cấp Trùng Khánh trở thành cơ sở hành chính cấp tỉnh tức thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở thành phố hạch toán độc lập lúc đó để giải quyết đối với đời sống cho hàng triệu người dân phải di dời khỏi khu vực lòng hồ."

Công trình Tam Hiệp là công trình đầu mối thuỷ lợi có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay, con đê xây dựng tại thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc, khu đập chủ yếu nằm trên địa bàn Trùng Khánh. Tính đến cuối năm ngoái, Trùng Khánh tổng cộng di dời và sắp xếp 1,03 triệu dân từng sinh sống ở khu vực lòng hồ, nhiệm vụ di dân đã cơ bản hoàn thành.

Trùng Khánh ngày nay với diện tích 82,4 nghìn ki-lô-mét vuông, gồm có 40 quận, huyện và 32 triệu dân là thành phố trực thuộc có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất và tài nguyên phong phú nhất của Trung Quốc. 10 năm trực thuộc, Trùng Khánh đã trở thành miền đất hứa đầu tư ở khu vực miền Tây Trung Quốc đã và đang thu hút nhiều công ty xuyên quốc gia. Thị trưởng Vương Hồng Cử cho rằng, ngoài cơ sở công nghiệp vốn có của Trùng Khánh, ưu thế vị trí độc đáo của Trùng Khánh cũng là điều rất quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài . Thị trưởng nói:

"Đối với một thành phố mà nói, điều kiện khách quan quan trọng nhất là vị trí của nó. Trùng Khánh có vị trí rất lý tưởng. Về vị trí kinh tế, Trùng Khánh nằm ở miền Tây Nam Trung Quốc, xét về địa lý tự nhiên, Trùng Khánh nằm điểm giao nhau của Trung Quốc."

Có thể nói, Trùng Khánh nằm ở khu vực kết hợp giữa khu vực miền Đông có kinh tế phát triển và khu vực miền Tây có tài nguyên dồi dào, có thể nối liền miền Đông và miền Tây, bức xạ đến miền Đông và miền Tây. Ngoài ra, Thị trưởng Vương Hồng Cử còn nhấn mạnh Trùng Khánh có điều kiện giao thông thuận tiện. Ông nói, đường sắt, đường cao tốc, đường hàng không của Trùng Khánh đều rất phát triển, còn có tiện lợi về vận chuyển đường thủy hoàng kim của sông Trường Giang, chỉ 0,04 nhân dân tệ/tấn/ki-lô-mét, là phương thức vận chuyển rẻ nhất, khả năng vận chuyển hàng hoá hiện nay tương đương 4 con đường cao tốc. Nhờ những điều kiện này, Trùng Khánh đang tiến tới theo mục tiêu thành công trở thành trung tâm kinh tế ở thượng du sông Trường Giang.