Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trần Duy Tắc – Người đặt nền móng bộ môn khoa học công nghệ dệt may hiện đại Trung Quốc
   2009-10-22 15:48:02    CRIonline
Trần Duy Tắc (1902-1984), người tỉnh An Huy, người đặt nền móng bộ môn khoa học công nghệ dêṭ may hiện đại Trung Quốc, nhà giáo dục và nhà hoạt động xã hội.

Trần Duy Tắc năm 1921 thi đỗ vào Khoa hoá Đại học Phúc Đán, năm 1925 đi lưu học tại Anh, học công nghệ hoá nhuộm tại Khoa hoá nhuộm Đại học Leeds. Năm 1929 về nước đã lần lượt giảng dạy tại các trường Đại học Kí Nam, Đại học Phúc Đán, Đại học Bắc Kinh, Đại học Nam Thông, ông giảng dạy các chương trình hoá chất công nghiệp, nhuộm, v.v. rất được học sinh yêu mến.

Sau khi Nước Trung Hoa mới thành lập, Trần Duy Tắc giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp dệt may, chủ quản sự nghiệp giáo dục dệt may toàn quốc trong thời gian dài. Để xây dựng hệ thống giáo dục công nghiệp dệt may hoàn thiện, ông đã dốc sức vào những công việc như: điều chỉnh và xây dựng trường, thành lập chuyên ngành, chương trình giảng dạy, cải cách giảng dạy, biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, v.v.. Đến năm 1982, trong cả nước đã có 30 trường đại học cao đẳng dệt may, có 15,1 nghìn học sinh theo học tại trường, tăng hơn 10 lần so với trước khi thành lập nước. Cả nước có 97 cơ quan nghiên cứu khoa học dệt may, hơn 6 nghìn cán bộ nghiên cứu khoa học.

Trần Duy Tắc lãnh đạo việc lập quy hoạch phát triển dài hạn khoa học công nghệ dệt may trong các thời kỳ của quốc gia. Chủ trì thảo luận và xây dựng "Quy hoạch 12 năm phát triển khoa học công nghệ dệt may năm 1956-1967", xác định phương hướng phát triển khoa học công nghệ quan trọng và chính sách hữu quan của công nghiệp dệt may. Sau này, "Quy hoạch phát triển 10 năm khoa học công nghệ dệt may năm 1963-1972", "Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ dệt may năm 1978-1985", v.v.. đều được xây dựng dưới sự chủ trì của ông. Dưới sự lãnh đạo của ông, khoa học công nghệ công nghiệp dệt may Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đến cuối thập niên 60 đã từng bước rút ngắn khoảng cách với trình độ quốc tế.

Năm 1972, qua sự thúc đẩy của Trần Duy Tắc, năm bộ và ủy ban là Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Công nghiệp dệt may, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại phối hợp ban hành phương án thi hành tiêu chuẩn quốc gia bông GB1103-72, từ đó tiêu chuẩn quốc gia bông đầu tiên của Trung Quốc ra đời, tiêu chuẩn này đến nay vẫn được áp dụng. Dưới sự quan tâm và tổ chức của ông, Trung Quốc còn lần lượt xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về len, day, lụa, v.v..

Trần Duy Tắc còn phụ trách công tác viện trợ nước ngoài của công nghiệp dệt may trong thời gian dài.

Năm 1956 – 1957 Trung Quốc viện trợ Mi-an-ma xây dựng Nhà máy dệt may Zin Mai, là dự án viện trợ nước ngoài đầu tiên của Bộ công nghiệp dệt may, cũng là dự án viện trợ nước ngoài đầu tiên của ngành công nghiệp Trung Quốc. Trong khi chủ trì dự án này, Trần Duy Tắc đích thân quan tâm và nghiên cứu các vấn đề hữu quan về kỹ thuật.

Năm 1955, Trung Quốc giúp Nhà máy dệt Nam Định Việt Nam khôi phục sản xuất. Trong quá trình thực thi dự án xây dựng mở rộng cơ sở in nhuộm của nhà máy này, Trần Duy Tắc giúp các chuyên gia viện trợ Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề như thiết kế, lắp đặt thiết bị, tổ chức cho cán bộ kỹ thuật đi học tập ở nước ngoài, v.v.. khiến cho dự án được hoàn thành một cách thuận lợi.