Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chuyên gia ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc Vương Trợ
   2009-09-17 16:27:43    CRIonline
Vương Trợ (1893-1965) là một trong những người đặt nền móng của ngành công nghiệp hàng không cận đại Trung Quốc. Ông sinh năm 1893 tại Bắc Kinh, năm 1905 thi đỗ Trường Thủy sư Hải quân Yên Đài. Năm 1909 theo học tại Vương quốc Anh. Năm 1915 theo học ngành Công nghệ hàng không Đại học Ma-xa-chu-xét Mỹ. Năm 1916 đỗ Thạc sĩ Công nghệ hàng không, sau đó làm việc tại nhiều nhà máy chế tạo máy bay của Mỹ.

Năm 1917 Công ty Bô-inh thành lập, Vương Trợ được mời làm kỹ sư trưởng đầu tiên của Công ty Bô-inh. Vương Trợ sau nhiều lần cải tiến đã thiết kế ra chiếc máy bay thủy phi cơ B-W-C đầu tiên và bay thử thành công. Chiếc máy bay này được ghi vào sử sách với tư cách là chiếc máy bay đầu tiên do Công ty Bô-inh chế tạo và mở đường bay bưu chính hàng không thử nghiệm đầu tiên của Mỹ.

Năm 1917, Vương Trợ về nước xây dựng nhà máy, mong muốn thiết kế và chế tạo máy bay cho đất nước.

Năm 1918, Bộ Hải quân phê duyệt thành lập Ban Công nghệ máy bay hải quân-nhà máy chế đạo máy bay chính qui đầu tiên của Trung Quốc tại Mã Vĩ Phúc Kiến, Vương Trợ được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ban Công nghệ này và tháng 8-1919 thiết kế chế tạo ra chiếc máy bay thủy phi cơ đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Từ năm 1918-1930, Ban Công nghệ máy bay Hải quân lần lượt chế tạo thành công 15 chiếc máy bay huấn luyện, tuần tiễu bờ biển, ném bom ngư lôi... và đào tạo ra thế hệ các bộ kỹ thuật công nghệ đầu tiên của Trung Quốc, làm cho Mã Vĩ trở thành chiếc nôi của ngành công nghiệp hàng không thời kỳ đầu của Trung Quốc.

Do Ban Công nghệ máy bay rất coi trọng chất lượng và đào tạo nhân tài, trình độ chế tạo máy bay không ngừng được nâng cao, tính năng cũng tương đương với sản phẩm cùng loại của các nước Âu-Mỹ lúc bấy giờ. Ví dụ tháng 7 năm 1928 chế tạo ra loại máy bay ném bom ngư lôi mang tên "Hải Ưng" và "Hải Điêu" có trọng tải 2,5 tấn, tốc độ 180 km/giờ, bay cao 3,8 km, tốc độ leo cao đạt 161 mét/phút, có trang bị các loại trung và đại liên, ngoài 8 trái bom còn có thể mang theo ngư lôi. Máy bay "Giang Hồng" chế tạo thành công năm 1930 đã bay từ Mã Vĩ tỉnh Phúc Kiến đến Hán Khẩu Hồ Bắc, trải qua sự thử thách bay đường dài này đã thể hiện lên trình độ chế tạo máy bay khá cao lúc đó của Trung Quốc.

Năm 1933 Trung Quốc và Mỹ liên doanh thành lập Công ty chế tạo máy bay Trung ương Hàng Châu, nhà máy đi vào hoạt động năm 1934 và Vương Trợ được bổ nhiệm làm Giám sát tư vấn đầu tiên của nhà máy, là người phụ trách cao nhất của phía Trung Quốc. Trong mấy năm ông làm việc tại đây, Nhà máy này đã sửa chữa, lắp ráp và chế tạo 235 chiếc máy bay, là nhà máy chế tạo và sửa chữa máy bay nhiều nhất và nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 1938 Sở nghiên cứu hàng không Trung Quốc được thành lập, Vương Trợ làm Phó Giám đốc. Năm 1941 Sở nghiên cứu này phát triển thành Viện nghiên cứu hàng không, Vương Trợ tiếp tục làm Phó Giám đốc. Dưới sự lãnh đạo và trực tiếp tham gia của ông, Viện nghiên cứu hàng không nghiên cứu chế tạo ra nhiều thiết bị và linh kiện hàng không bằng nguyên liệu trong nước và còn chế tạo ra nhiều chiếc máy bay độc đáo.

Năm 1955, Vương Trợ được mời làm giáo sư Khoa Công nghệ cơ giới Đại học Thành Công, giảng dạy công nghệ hàng không cho đến khi ông qua đời.