Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Âu Dương Tự Viễn – nhà khoa học điều hành công trình thăm dò Mặt Trăng Trung Quốc
   2009-09-10 16:11:27    CRIonline
Viện sĩ Âu Dương Tự Viễn là nhà hóa học thiên thể và hoá học địa cầu nổi tiếng trong và ngoài nước. Ông sinh tháng 10 – 1935 tại tỉnh Giang Tây Trung Quốc. Năm 1960 tốt nghiệp nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu địa chất thuộc Viện hàm lâm khoa học Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp ông ở lại Viện nghiên cứu khoa học trong thời gian dài. Bắt đầu từ năm 1966 ông đảm nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo của Viện nghiên cứu hoá học địa cầu của Viện hàm lâm khoa học Trung Quốc; năm 1991 – 1993 là cục trưởng Cục khoa học tài nguyên môi trường Viên khoa học hàm lâm Trung Quốc; năm 1991 được bầu làm viện sĩ Viện hàm lâm khoa học Trung Quốc. Hiện nay là nghiên cứu viên Viện nghiêu cứu hoá học địa cầu Viện hàm lâm khoa học Trung Quốc, nhà khoa học điều hành công trình thăm dò Mặt Trăng Trung Quốc.

Khi học trung học, ông Âu Dương Tự Viễn có hứng thú lớn đối với thiên văn học. Tối mùa hè, ông nhìn các vì sao trên trời, thường xuất hiện câu chuyện về "Ngưu Lang Chức Nữ" và "chi Hằng lên mặt trăng" trong đầu ông luôn suy nghĩ sự huyền bí trong đó.

Viện sĩ Âu Dương Tự Viễn có khá nhiều hứng thú, ông rất thích đọc sách, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, nhất là những sách viễn tưởng có ý tưởng độc đáo và truyện kiếm hiệp. Miệt mài suy nghĩ, giỏi về tổng kết trí tuệ của người khác là bí quyết đọc sách của ông, và áp dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn nghiên cứu khoa học.

Ông Âu Dương Tự Viễn hết sức coi trọng việc đào tạo nhân tài. Ông cho rằng nhân tài và thành quả là thống nhất, không thể tách rời. Ông nhấn mạnh Viện nghiên cứu hạng đầu phải có thành quả nghiên cứu hàng đầu, có nhân tài hàng đầu. Bởi vậy, ông thường dành thời gian từ công việc bận rộn để báo cáo khoa học cho các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý thuyết mới, tư tưởng mới về lĩnh vực hoá học địa cầu nhằm nâng cao trình độ lý thuyết của các cán bộ khoa học; ông đích thân chỉ đạo nghiên cứu sinh thạc sĩ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và trên tiến sĩ hoàn thành luận án và nghiên cứu khoa học, ông đã đào tạo ra 40 thạc sĩ, tiến sĩ và trên tiến sĩ cho nhà nước.

Ông yêu cầu rất cao đối với học sinh và các cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ, yêu cầu họ phải có cở sở vứng chắc; giỏi về suy nghĩa, có sức sáng tạo, có sáng kiến; nâng cao trình độ trong thực tiễn, nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp và trình bày. Ông thường kết hợp con đường nghiên cứu khoa học của mình, tổ chức toạ đàm về phương pháp nghiên cứu khoa học với các cán bộ khoa học trẻ, ông nói : "Tôi cho rằng điều có ý nghĩa quyết định trong việc nghiên cứu khoa học không phải là các thiết bị tốt, cũng không phải là có đầu óc thông minh hay không, mà là sử dụng đầu óc như thế nào" ; "Đối với những bộ môn khá chín muồi, các bậc tiến bối đã xây dựng bộ khung tốt, thậm chí đã rất đầy đủ, chúng ta khó có thể bổ sung thêm được. Chúng ta phải phấn đấu xây dựng bộ khung mới, mở ra những con đường mới." Những lời đến từ đáy lòng, không phải giáo thuyết đã làm cho ông giành được sự tôn kính và yêu mến của các cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ.

Tháng 3-2003, Cục hàng không vũ trụ Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc chính thức khởi động công trình thăm đò mặt trăng mang tên "công trình chị Hằng", viện sĩ Âu Dương Tự Viễn đã tích cực tham gia và chỉ đạo xây dựng mục tiêu ngắn hạn và quy hoạch dài hạn của công trình thăm dò mặt trăng Trung Quốc, trở thành nhà khoa học điều hành của công trình thăm dò Mặt Trămg Trung Quốc.

Tháng 10 năm 2007, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh thăm dò Mặt Trăng đầu tiên "Hằng Nga -1".