Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đường Ngao Khánh - người mở mang bộ môn hoá học lượng tử Trung Quốc
   2009-07-30 15:08:59    CRIonline
Đường Ngao Khánh (1915-2008), nhà hoá học lý luận, nhà giáo dục, cánh chim đầu đàn công tác nghiên cứu khoa học.

Năm 1952, Đường Ngao Khánh đến Trường Xuân chi viện sự nghiệp giáo dục đại học đông bắc, ông và Nhà hoá học vật lý Thái Lưu Sinh, Nhà hoá vô cơ Quan Thực Chi, Nhà hoá hữu cơ Đào Úy Tôn hợp tác, dẫn dắt 7 giáo viên đến từ các nơi Trung Quốc và 11 sinh viên mới tốt nghiệp thành lập Khoa Hoá Đại học Nhân dân Đông Bắc (sau đó đổi tên thành Đại học Cát Lâm).

Lúc đó Khoa Hoá chỉ có mấy văn phòng và lớp học nhỏ hẹp, không có các thiết bị, máy đo và hoá chất thí nghiệm. Qua hơn 30 năm nỗ lực gian khổ, Khoa Hóa Đại học Cát Lâm đã đứng vào hàng ngũ tiên tiến trong nước, và thành lập Viện Nghiên cứu lý luận hoá học Đại học Cát Lâm năm 1978 trên cơ sở Phòng nghiên cứu kết cấu vật chất Khoa hoá học, hiện nay, viện nghiên cứu này đã trở thành trung tâm nghiên cứu lý luận hoá học rất nổi tiếng trên thế giới.

Đường Ngao Khánh là người chủ chốt mở mang bộ môn hoá học lượng tử Trung Quốc, ông trước sau như một nắm bắt phương hướng mới khoa học đi trước đón đầu quốc tế, mở ra đề tài mới, thu được một loạt thành tựu to lớn về mặt thiết kế phân tử và tổng hợp vật liệu mới.

Công việc nghiên cứu khoa học trình độ cao và những thành quả to lớn không những khiến cho Đường Ngao Khánh trở thành nhà khoa học duy nhất từ trước đến nay hai lần được trao giải nhất Giải khoa học tự nhiên quốc gia, mà còn được giới hoá học quốc tế đánh giá cao. Trong giới hoá học Trung Quốc từ lâu đã có cách nói "nam Lư bắc Đường" – có nghĩa là về uy tín cao nhất bộ môn hoá học, ở vùng miền nam là Lư Gia Tích, ở miền bắc là Đường Ngao Khánh. Từ đó có thể thấy sự ảnh hưởng và uy tín của Đường Ngao Khánh trong giới hoá học.

Tại Đại học Cát Lâm, Đường Ngao Khánh từng giảng dạy mười mấy môn như Hóa vô cơ, Hoá học vật lý, Kết cấu vật chất, Hoá học lượng tử, Lực học thống kê, v.v. Ông luôn coi trọng công tác giảng dạy, và đích thân thực hành, cho dù đã vào cao tuổi vẫn kiên trì giảng dạy. Các thầy trò đánh giá việc giảng dạy của ông là: "Thầy Khánh lên lớp luôn luôn đổi mới, luôn luôn duy trì được nội dung mới với trình độ quốc tế." Có người nói: "Nghe thầy Khánh giảng chẳng khác nào như thưởng thức nghệ thuật." Đường Ngao Khánh hồi còn trẻ đã bị cận nặng, bắt đầu từ đại học đã tập luyện trí nhớ khiến người ta kinh ngạc, vì vậy trong khi soạn bài chủ yếu là bằng tư duy trí nhớ, chỉ viết đề cương đơn giản là có thể giảng bài. Ở Khoa Hóa Đại học Cát Lâm, "thầy giáo lên lớp không được đọc theo giáo án" là một quy định "luật bất thành văn", quy định này bắt đầu từ thập niên 50 thế kỷ trước và được bắt đầu từ thầy Đường Ngao Khánh.

Gần đây, trang web giáo dục Trung Quốc đã đăng một bài viết nhan đề "Đôi lời của hậu sinh về Đại học Cát Lâm". Tác giả cho rằng, là sinh viên Đại học Cát Lâm trong thế kỷ mới, tuy không có cơ hội nghe thầy Đường Ngao Khánh giảng dạy, nhưng cần thiết tìm hiểu, học tập và kế thừa tinh thần của thầy.