Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhà phân loại thực vật Lâm Dung
   2009-07-16 15:45:08    CRIonline
Lâm Dung (1903-1981), nhà phân loại thực vật. Thập niên 20 chủ yếu nghiên cứu các loại nấm. Bắt đầu từ thập niên 30 dốc sức vào việc nghiên cứu phân loại thực vật hạt giống, thu được thành tựu nổi bật trong việc mở rộng và phát triển nghiên cứu phân loại thực vật hạt giống Trung Quốc.

Lâm Dung sinh năm 1903 tại tỉnh Giang Tô. Năm 1920 đi lưu học tại Pháp, năm 1930 đỗ tiến sĩ khoa học tự nhiên quốc gia Pháp, sau đó về nước.

Năm 1930 – 1937, ông được mời làm giáo sư Khoa sinh học Học viện Nông học Đại học Bắc Bình, đồng thời kiêm nghiên cứu viên Viện thực vật học Viện nghiên cứu Bắc Bình, trong khi đó còn giảng dạy tại các trường Đại học Trung Pháp, Đại học Phụ Nhân, Đại học Trung Quốc. Theo tình hình và nhu cầu trong nước lúc bấy giờ, ông chuyển hướng nghiên cứu từ nấm học sang phân loại thực vật hạt giống, từ đó đặt nền tảng cho cuộc đời nghiên cứu của ông sau này.

Năm 1938 – 1946, ông lần lượt giảng dạy tại trường Đại học Liên hợp Tây Bắc, Học viện Nông học Tây Bắc, Đại học Hạ Môn, trong thời gian giảng dạy tại Đại học Hạ Môn, ông chủ trì xây dựng Viện động thực vật Viện nghiên cứu tỉnh Phúc Kiến, làm nghiên cứu viên kiêm viện trưởng.

Năm 1946, Lâm Dung chuyển về Bắc Kinh, làm nghiên cứu viên Viện thực vật Viện nghiên cứu Bắc Bình, đến năm 1981.

Thành tựu quan trọng nhất của Lâm Dung là nghiên cứu phân loại họ cúc, là nhà phân loại họ cúc nổi tiếng nhất Trung Quốc. Họ cúc là một họ có chủng loài nhiều nhất trong thực vật hạt giống, chỉ riêng tại Trung Quốc đã có hơn 240 giống, khoảng 300 loại. Thực vật họ cúc có nhiều thực vật dược liệu, thực vật dầu và thực vật kinh tế khác, nghiên cứu thực vật họ cúc có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc khai thác sử dụng tài nguyên thực vật của Trung Quốc; hiểu biết chủng loài, phân bố, tập tính và quan hệ họ hàng của thực vật họ cúc, cũng có giá trị lý luận quan trọng đối với việc làm sáng tỏ khởi nguồn và phát triển của vùng thực vật Trung Quốc. Qua nhiều năm nghiên cứu, Lâm Dung đã thu được nhiều thành quả, công bố một loạt công trình nghiên cứu. Trên cơ sở bỏ ra nhiều công sức, ông và học sinh của ông hợp tác xuất bản ba cuốn "Trung Quốc thực vật chí" (họ cúc), trình độ và chất lượng của những tác phẩm này đã được các chuyên gia hữu quan đánh giá cao. Trên con đường khai thác và phát triển phân loại thực vật họ cúc của Trung Quốc, Lâm Dung có công hiến nổi bật.

Lâm Dung rất quan tâm và nhiệt tình đào tạo nhân tài trẻ. Trong việc đào tạo thanh niên, ông có vài đặc điểm nổi bật: một là coi trọng đào tạo năng lực độc lập suy nghĩ và độc lập làm việc cho học sinh; hai là yêu cầu học sinh không những có trình độ cao trong chuyên ngành, mà còn yêu cầu có kiến thức rộng rãi về các bộ môn liên quan; ba là đề xướng lý luận kết hợp với thực tế.

Mấy chục năm qua, Lâm Dung đã đào tạo ra một loạt nhân tài nghiên cứu khoa học về thực vật, có nhiều người đã trở thành cánh chim đầu đàn về nghiên cứu khoa học và lực lượng chủ chốt trong việc giảng dạy.