Chu Đình Hộ (1895-1984), nhà địa chất học, nhà giáo dục địa chất. Ông là một trong những nhà địa chất học đầu tiên của Trung Quốc, là một trong những người mở mang sự nghiệp địa chất thời kỳ đầu Trung Quốc. Ông là người đầu tiên phát hiện Mỏ sắt Tỉnh Hình và Mỏ quặng phốt pho can-xi Côn Dương Vân Nam, là người Trung Quốc đầu tiên khảo sát tài nguyên phân chim quần đảo Tây Sa. Ông góp phần to lớn trong công tác thủy văn, công trình địa chất đối với Nhà máy thủy điện cỡ lớn Tân An Giang. Ông giảng dạy địa chất trong thời gian dài, đào tạo ra nhiều nhân tài.
Chu Đình Hộ sinh năm 1895 tại Thượng Hải. Năm 1913 học tại Viện nghiên cứu địa chất Bộ Nông Thương, sau khi tốt nghiệp làm việc tại Viện điều tra địa chất Bộ Nông Thương. Năm 1920 sang Mỹ lưu học, năm 1923 về nước.
Khi Chu Đình Hộ về nước, thiếu kinh phí, trang bị rất kém, giao thông lạc hậu, việc triển khai công tác điều tra địa chất dã ngoại có nhiều khó khăn, nhưng Chu Đình Hộ không e sợ và mất lòng tin vì những khó khăn này, ông cho rằng Trung Quốc đất rộng nhiều tài nguyên, dưới lòng đất tiềm ẩn tài nguyên khoáng sản phong phú. Ông không hề biết sợ khó khăn, để thúc đẩy công tác địa chất, ông đã đi khắp mọi miền đất nước, cả đời từng tới hơn 20 tỉnh, thành phố và khu tự trị, trong đó có: Chiết Giang, An Huy, Sơn Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, Cát Lâm, Nội Mông, Bắc Kinh, Hải Nam ...
Chu Đình Hộ dày công học tập, kiến thức sâu rộng, lại có kinh nghiệm công tác thực tế, từng giảng dạy các chương trình Vỉa quặng học, Địa tầng học, Cấu tạo địa chất, Địa chất phổ thông, Điạ chất nông nghiệp, Thủy văn,công trình địa chất, Đo đạc dã ngoại, v.v. giáo án đều là do ông biên soạn.
Chu Đình Hộ hết sức quan tâm việc học hành của học sinh, học sinh không lên lớp, ông phải hỏi rõ tình hình, khi học sinh bị ốm ông đến ký túc xá hỏi thăm, và đưa sách tham khảo đến tận tay học sinh, khuyến khích học sinh cố gắng học tập.
Chu Đình Hộ cho rằng lý luận liên hệ với thực tế là rất quan trọng đối với những người làm công tác địa chất, chỉ có đi sâu vào dã ngoại, tiến hành khảo sát thực địa mới có thể nâng cao năng lực tìm hiểu và hiểu biết đối với các hiện tượng địa chất. Vì vậy, ông tận dụng mọi cơ hội, dẫn học sinh tiến hành điều tra địa chất dã ngoại nhằm phong phú khiến thức thực tế của học sinh. |