Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tiền Vĩ Trường - Một trong những người đặt nền móng cho bộ môn lực học cận đại Trung Quốc
   2009-06-11 15:00:31    cri

Tiền Vĩ Trường, nhà lực học, nhà toán học ứng dụng, nhà giáo dục và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Là một trong những người đặt nền móng cho bộ môn lực học cận đại Trung Quốc. Ông còn có sở trường về toán học ứng dụng, vật lý học, tin học Trung văn. Có thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực lực học đàn hồi, lực học ứng dụng ...

Tiền Vĩ Trường, sinh năm 1912 tại Vô Tích Giang Tô. Năm 1921, ông thi đỗ Đại học Thanh Hoa. Năm 1940 đi lưu học tại trường Đại học Tô-rôn-tô Ca-na-đa, năm 1942 đỗ bằng tiến sĩ.

Công việc nghiên cứu khoa học của Tiền Vĩ Trường chủ yếu có : năm 1934 – 1935, cùng bạn học Cố Hán Chương trắc định tham số điện khí quyền khu vực Bắc Kinh; năm 1935 – 1939, dưới sự chỉ đạo của Ngô Hữu Huấn làm công tác phân tích quang phổ và diễn xạ tia X quang của các nguyên tố đất hiếm, v.v.. Năm 1940 – 1941, tại Ca-na-đa, ông hợp tác với thầy hướng dẫn Xinh nghiên cứu lý thuyết Plate, và mở ra phương hướng nghiên cứu mới, được giới khoa học quốc tế coi trọng; năm 1941 – 1942, nghiên cứu về sóng Ra-đa; năm 1943 – 1946, làm việc tại Khoa hàng không và Viện nghiên cứu phản lực Học viện khoa học công nghệ Ca-li-pho-ni-a, dưới sự lãnh đạo của ông Các-man nghiên cứu về các vấn đề đường đạn tên lửa, thiết kế động lực học không khí tên lửa, tên lửa khí tượng, quỹ đạo vệ tinh nhân tạo, v.v.. Năm 1943 – 1957, nghiên cứu các vấn đề lý luận nhờn, vấn đề xoay chuyển, lịch sử kiến trúc, v.v.. Năm 1957 – 1976, làm việc thiết kế khung tàu ngầm, thiết kế hình ống hoá chất, ắc-quy năng lượng cao; năm 1977 – 1990, nghiên cứu về các vấn đề xử lý thông tin Trung văn, hình ống, lực học rạn nứt, lực học xuyên vỏ thép, v.v..

Tiền Vĩ Trường là một nhà giáo dục siêng năng. Kể từ năm 1946 về nước đến nay, ông đã lần lượt giảng dạy tại các trường Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Yến Kinh, Đại học Công nghiệp Thượng Hải, v.v..

Ông cho rằng nhà trường cần phải thích ứng với sự biển đổi của xã hội, phục vụ cho xã hội, còn phải kết hợp với xã hội cùng phát triển giáo dục. Giáo dục có thành công hay không phải xem học sinh tốt nghiệp có nhận được sự hoan nghênh của xã hội hay không, những kiến thức có thực dụng hay không. Học sinh tại trường quan trọng nhất là đặt nền tảng vững chắc và đào tạo khả năng tự học.

Ông nói, tri thức hiện nay phát triển rất nhanh, vĩnh viễn không thể học hết được, học tập là công việc của cả đời. Trong trường đương nhiên là học tập, sau khi ra công tác cũng phải học tập. Học sinh và giáo viên đều phải có thói quen không ngừng đổi mới kiến thức.