Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ngô Thiên Nhất – Viện sĩ đầu tiên của dân tộc Ta-dích
   2009-06-04 15:16:29    CRIonline

Viện sĩ Ngô Thiên Nhất

Ngô Thiên Nhất hiện là Viện sĩ Viện Công nghệ quốc gia Trung Quốc, ông cũng là viện sĩ đầu tiên của dân tộc Ta-dích Trung Quốc.

Năm 1958, sau khi tốt nghiệp đại học, Ngô Thiên Nhất đến tỉnh Thanh Hải mà điều kiện cực kỳ gian khổ, bắt đầu công việc nghiên cứu y học cao nguyên trong nửa thế kỷ.

Cưỡi ngựa, lùa đàn bò Tây Tạng chở thiết bị y tế, đi sâu vào núi tuyết thảo nguyên, tiến hành điều tra các bệnh cao nguyên đối với từng lều bạt, bụng đói thì ăn bánh dầy của người dân chăn nuôi làm bằng bột Thanh Khoa hoặc lương khô mang theo, ban đêm có khi ở cùng với người dân chăn nuôi trong lều bạt dưới 30 độ âm, đến tận khuya còn chỉnh lí tư liệu quý báu thu tập được. Đây là những công việc bình thường mà Ngô Thiên Nhất miệt mài nghiên cứu bệnh tật trong môi trường cao nguyên.

Trong quá trình nghiên cứu lý luận cơ bản lĩnh vực các bệnh cao nguyên trong nhiều năm, Ngô Thiên Nhất đã đi khắp vùng cao nguyên của bốn tỉnh và khu tự trị: Thanh Hải, Tây Tạng, Cam Túc, Tứ Xuyên, chữa trị cho hơn mười nghìn người dân chăn nuôi, thu thập chỉnh lý được nhiều tư liệu về lâm sàng.

Phần lớn người dân chăn nuôi tỉnh Thanh Hải đều biết tên ông, và gọi ông là "Bác sĩ trên lưng ngựa".

Để nghiên cứu dự án "Đặc trưng sinh lí thích ứng không khí loãng cao nguyên"của người dân dân tộc Tạng cao nguyên Thanh Tạng, Ngô Thiên Nhất ngoài thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ta-dích, tiếng Hán ra, còn học biết tiếng Tạng, vượt qua sự cản trở về ngôn ngữ trong công tác nghiên cứu.

Môi trường gian khổ và miệt mài nghiên cứu đã khiến cho nhà khoa học y học cao nguyên này đi đến thành công. Mười mấy đề tài nghiên cứu đột phá như "Hiện tượng tăng hồng cầu cao nguyên", "Nghiên cứu về cơ chế thích ứng không khí loãng cao nguyên", v.v. do ông làm chủ nhiệm đã lần lượt hoàn thành, và được trao hơn 10 giải thưởng khoa học-công nghệ trên cấp tỉnh và bộ.

Đầu thế kỷ 21, tuyến đường sắt Thanh-Tạng được gọi là "Trường Thành mới trên nóc nhà thế giới" khởi công xây dựng, hàng chục nghìn cán bộ và công nhân viên thi công tại vùng cao nguyên. Thành quả nghiên cứu nhiều năm của Ngô Thiên Nhất lập tức được áp dụng trong việc xây dựng đường sắt Thanh-Tạng. "Sổ tay bảo vệ sức khoẻ cao nguyên" do ông biên soạn được phân phát đến tuyến đầu xây dựng đường sắt Thanh-Tạng; Thuốc phòng chống thiếu ô-xi, các loại thực phẩm chức năng do ông và đồng nghiệp cùng nghiên cứu sản xuất đã phát huy hiệu quả; Việc thành lập Khoa bệnh cao nguyên cũng cung cấp môi trường điều trị và cấp cứu hoàn thiện cho những người thợ xây dựng. Đường sắt Thanh Tạng từ khởi công xây dựng đến thông xe đã làm nên kỳ tích thế giới không có ai chết vì bệnh cao nguyên. Đằng sau của kỳ tích này có công lao to lớn của Ngô Thiên Nhất.