Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tiến sĩ Lý Kiện Bảo và ước mơ chắn cát của ông
   2009-05-07 15:12:38    Xin Hua

Tiến sĩ Lý Kiện Bảo năm nay 49 tuổi, nguyên là giáo sư Đại học Thanh Hoa, ông từng giữ chức Hiệu trưởng Đại học Thanh Hải trong Chương trình hành động chi viện các trường đại học vùng miền tây, chỉ trong vài năm đã khiến Đại học Thanh Hải có sự thay đổi long trời lở đất.

Cuối năm 2005, Lý Kiện Bảo kết thúc nhiệm kỳ Hiệu trưởng Đại học Thanh Hải và trở về Đại học Thanh Hoa. Vì ông có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh Hải, Chính quyền tỉnh Thanh Hải quyết định mời ông làm "cố vấn khoa học công nghệ" của tỉnh.

Trước hiện thực ngặt nghèo diện tích bị sa mạc hoá của tỉnh Thanh Hải đang mở rộng với tốc độ hơn 2000 ki-lô-mét vuông/năm, Lý Kiện Bảo đã đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học với Sở Khoa học-công nghệ tỉnh Thanh Hải: làm cố định những cồn cát trôi bằng hoá chất, tiếp đến cục bộ hình thành ốc đảo.

Dự án nghiên cứu này đã được sự ủng hộ to lớn của Sở Khoa học-công nghệ tỉnh Thanh Hải. Lý Kiện Bảo đứng ra thành lập nhóm nghiên cứu đột phá với hơn 20 cán bộ nghiên cứu khoa học của Đại học Thanh Hoa và ban ngành hữu quan của tỉnh Thanh Hải.

Ông Lý Kiện Bảo cho biết, trên cồn cát không thể trồng cỏ, nhưng ở dưới đá có thể mọc ra cỏ, đó là một hiện tượng được phát hiện tình cờ khi ông làm công tác ở Thanh Hải. Lúc đó ông đã có ý nghĩ mới lạ: Nếu có thể biến cát thành đá, thì "sa mạc biến ốc đảo" sẽ không phải là chuyện hoang đường nữa.

Bước vào Phòng thí nghiệm trọng điểm gốm sứ mới và công nghệ tinh tế cấp Quốc gia Đại học Thanh Hoa, trước mắt phóng viên là sa bàn, gạch cát, đá cát ... ông Hà Minh Sinh, nghiên cứu sinh tiến sĩ của Lý Kiện Bảo cho biết, cát ở đây đều là lấy từ những cồn cát trôi ven hồ Thanh Hải. Hiện nay, trong phòng thí nghiệm họ đã thành công biến cát thành gạch bằng phương pháp hoá học. Tiếp đến họ còn phải đến ven bờ hồ Thanh Hải tiến hành thí nghiệm dã ngoại, chế tạo càng nhiều "gạch" bằng phương pháp sản xuất công nghiệp.

Lý Kiện Bảo cho biết, bằng phương pháp hoá học, họ có thể làm cho cát biến thành gạch cát có nhiều lỗ, khiến cho gạch cát có tác dụng trữ nước và chất màu, thực vật nảy mầm và sinh trưởng. Lý Kiện Bảo còn nói với phóng viên rằng, hoá chất mà họ sử dụng là vật liệu vô cơ phi kim loại xanh và bảo vệ môi trường, giống như muối ăn có thể yên tâm mà ăn, không có tác dụng phụ đối với môi trường sinh thái, có triển vọng tiến hành thí nghiệm làm mẫu trên diện tích lớn.

Mới đây, Lý Kiện Bảo lại được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Hải Nam. So với trước đây, công việc của ông càng bận rộn hơn, nhưng bất cứ là ở Thanh Hải, Bắc Kinh, hay là Hải Nam, ông chưa bao giờ buông lỏng ước mơ chắn cát và tạo ốc đảo của mình.