Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhà tâm lý học Phan Thục
   2009-04-30 15:04:12    CRIonline
Phan Thục (1897-1988), nhà tâm lý học, nhà giáo dục. Một trong những người đặt nền móng cho bộ môn tâm lý học hiện đại Trung Quốc.

Phan Thục sinh năm 1897 tại Nghi Hưng Giang Tô. Năm 1917 thi đỗ vào Khoa triết học trường Đại học Bắc Kinh. Năm 1920 đi Mỹ học tâm lý học.

Phan Thục học 6 năm tại Mỹ, năm 1926 hoàn thành luận án "Ảnh hưởng của bối cảnh đối với học tập và hồi ức", đỗ bằng tiến sĩ.

Phan Thục sau khi về nước năm 1927 được trường Đại học Trung Sơn số 4 thành lập Khoa tâm lý sớm nhất Trung Quốc mời làm giáo sư, kiêm chủ nhiệm khoa. Từ giữa thập niên 20 đến giữ thập niên 50, Phan Thục giảng dạy 30 năm, đào tạo nhiều nhân tài cho Trung Quốc, nhất là nhân tài chuyên ngành tâm lý học.

Phan Thục có kiến thức sâu rộng và vững chắc. Ông từng giảng dạy mười mấy chương trình tâm lý học trong đó có tâm lý học phổ thông, tâm lý học thí nghiệm, tâm lý học lý luận, so sánh tâm lý học, tâm lý học xã hội, ứng dụng tâm lý học, lịch sử tâm lý học, v.v... Phan Thục giảng dạy không bao giờ dập khuôn giáo án có sẵn, mà tự biên soạn giáo án. Giáo án và những tác phẩm do ông biên soạn đều có cách nhìn rất độc đáo. Học sinh của ông đều cảm nhận, nội dung giảng bài của ông mới mẻ phong phú và sâu sắc.

Phan Thục rất coi trọng phương pháp giảng dạy. Ông phản đối phương pháp giảng dạy nhồi nhét, coi trọng gợi ý, phát huy tính tích cực và tính chủ động của học sinh. Khi giảng dạy lịch sử tâm lý học, ông thường đặt câu hỏi cho học sinh, và chỉ định sách tham khảo và những trang phải đọc, để học sinh chuẩn bị đầy đủ. Khi lên lớp cho học sinh nói trước, sau đó mới tổng kết. Phương pháp giảng dạy này không những làm cho học sinh nắm vững kiến thức, mà còn rèn luyện năng lực tự học của học sinh.

Trong thực tiễn giảng dạy nhiều năm, Phan Thục không những tích lũy được kinh nghiệm dồi dào, mà còn đề xuất nhiều chủ trương giáo dục tiến bộ và chính xác. Ông có một chủ trương quan trọng là, giáo dục của Trung Quốc phải đi con đường của mình, phát triển giáo dục phù hợp với tình hình của Trung Quốc, phản đối sao chép và dập khuôn nước ngoài.

Phan Thục có nhiều công trình nghiên cứu. Có mười mấy bản chuyên khảo, phát biểu hơn 200 luận văn về mặt tâm lý học, giáo dục, triết học, mỹ học, v.v… Giáo án đại học "Tâm lý học giáo dục", "trí tuệ của loài người" do ông chủ biên lần lượt được trao giải giáo án xuất sắc trường đại học toàn quốc và giải nhất về sách khoa học công nghệ toàn quốc. "Tâm lý học" là tác phẩm tiêu biểu của ông, có thể nói là tổng kết thành quả tìm hiểu tâm lý học trong cả cuộc đời của ông, bộ sách này có hơn 600 nghìn chữ, mất 20 năm mới hoàn thành.

Giáo sư Hội tâm lý học Trung Quốc Kinh Kỳ Thành khi nói đến sự đóng góp của ông nêu rõ, "Tâm lý học của Trung Quốc có quy mô và phồn thịnh như hôm nay, không thể tách rời với sự miệt mài công tác của đồng chí Phan Thục." Chuyên gia lịch sử tâm lý học Trung Quốc Cao Giác Phu trong một bài tưởng niệm viết, "không còn nghi ngờ gì nữa, cụ Phan là người dẫn đường của tâm lý học đương đại Trung Quốc", "là bậc thầy của giới tâm lý học Trung Quốc".