Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bỉnh Chí – Cây đại thụ ngành sinh học cận đại Trung Quốc
   2009-04-09 15:35:10    CRIonline

Bỉnh Chí (1886-1965), nhà động vật học, nhà giáo dục, người đặt nền móng chủ chốt của ngành sinh học cận đại Trung Quốc.

Bỉnh Chí sinh năm 1886 tại Khai Phong tỉnh Hà Nam, năm 1904 thi vào Kinh sư Đại học đường, năm 1909 đi lưu học tại Trường Đại học Cornell Mỹ, theo học với nhà côn trùng học nổi tiếng Needham. Năm 1918 đỗ học vị tiến sĩ triết học, là học giả Trung Quốc đầu tiên đỗ học vị tiến sĩ Mỹ.

Sau khi về nước năm 1920, Bỉnh Chí tích cực làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức lãnh đạo bộ môn khoa học sinh học. Năm 1921 ông đã thành lập Khoa sinh học đầu tiên của Trung Quốc tại Trường Cao đẳng sư phạm Nam Kinh, và biên soạn giáo án theo tình hình thực tế của Trung Quốc. Trong khi làm công tác giảng dạy, năm 1922 tại Nam Kinh, ông sáng lập Viện nghiên cứu sinh học Viện khoa học Trung Quốc, đây là Cơ quan nghiên cứu sinh học đầu tiên của Trung Quốc.

Từ năm 1920 -1937, Bỉnh Chí lần lượt làm chủ nhiệm khoa, giáo sư sinh học của các trường Cao đẳng sư phạm Nam Kinh, Đại học Đông Nam, Đại học Hạ Môn, Đại học Trung Ương, đồng thời làm giám đốc kiêm nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu sinh học Viện khoa học Trung Quốc. Trong thời kỳ này, ông thường đi lại các nơi Nam Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải , v.v. một người gánh vác hai đôi quang gánh là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bỉnh Chí rất coi trọng việc nghiên cứu khoa học. Ông thường nói: "Khoa học quyết không phụ lòng những người miệt mài nghiên cứu và cần mẫn." Từ năm 1922 – 1937, Viện nghiên cứu sinh học thu được nhiều thành tích xuất sắc. Ngoài chủ yếu triển khai việc nghiên cứu hình thái học và sinh lý học ra, còn tiến hành điều tra quy mô lớn đối với tài nguyên động thực vật Trung Quốc, sưu tập nhiều tiêu bản, tích lũy được nhiều tư liệu quý báu, công bố hàng trăm bài luận văn nghiên cứu.

Kiến thức của Bỉnh Chí rất uyên bác, ở thời kỳ đi học, ông học côn trùng học đến giải phẫu cơ thể con người. Sau khi làm công tác nghiên cứu phạm vi nghiên cứu lại mở rộng hơn. Ông có thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực hình thái học, sinh lý học, phân loại học, côn trùng học, sinh học cổ đại ...

Thành quả nghiên cứu ở tuổi già của Bỉnh Chí là hoàn thành hai bản chuyên khảo "Giải phẫu cá chép" và "Mô cá chép". "Giải phẫu cá chép" là cuốn sách đã tiến hành miêu tả một cách hệ thống và chính xác đối với hình thái bên ngoài và kết cấu của các hệ thống cũng như nội tạng bên trong của cá chép. Việc quan sát đối với mỗi cấu tạo đều được xác định trên cơ sở giải phẫu nhiều tiêu bản và rà soát nhiều lần.

Ở tuổi già của Bỉnh Chí, trong phòng nghiên cứu của ông phần lớn là cán bộ trẻ, ông thường dạy bảo cán bộ trẻ đối xử công việc phải có "ngũ tâm": quyết tâm, tín tâm, hằng tâm, nại tâm, tế tâm. Cần phải có tinh thần "ba không sợ" là không sợ khó khăn, không sợ phiền phức, không sợ thất bại. Ông đã góp phần to lớn vào việc đào tạo người kế tiếp của sự nghiệp khoa học.

Bỉnh Chí trong mấy chục năm đã đào tạo nhiều nhân tài cho giới sinh học Trung Quốc, trong đó có hàng chục người trở thành chuyên gia, có hơn một nghìn học sinh được ông đào tạo trực tiếp và gián tiếp. Nhiều chuyên gia nổi tiếng trong giới động vật học của Trung Quốc đều là học sinh của Bỉnh Chí. Vì vậy, Bỉnh Chí được công nhận là người đặt nền móng chủ chốt của ngành sinh học cận đại Trung Quốc.