Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--Hiểu Ba tìm việc làm
   2009-04-07 14:38:36    cri

Nghe Online

Thưa các bạn, trước cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, sinh viên tìm việc làm là đề tài nóng hổi trong các trường đại học Trung Quốc, tiết mục "Câu lạc bộ Tuổi trẻ" cũng rất quan tâm đề tài này. Tuần trước, chúng tôi có giới thiệu với các bạn về câu chuyện sinh viên lập nghiệp, hôm nay, chúng tôi xin mời các bạn đến với câu chuyện của bạn Hiểu Ba, một sinh viên Trung Quốc sắp tốt nghiệp, tìm hiểu quá trình tìm việc làm của bạn.

Sau mỗi buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên mà bạn Hiểu Ba sẽ làm là mở máy tính, truy cập trang Web thông tin việc làm của nhà trường.

"Tôi tìm việc làm từ tháng 9-10 năm ngoái, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả."

Hiểu Ba không giấu nổi sự lo lắng của mình. Chỉ vài tháng nữa bạn sẽ tốt nghiệp Đại học Nhân dân. Và năm nay, những sinh viên Trung Quốc sắp rời ghế nhà trường như Hiểu Ba lên tới 6,1 triệu, vì vậy, sự cạnh tranh là lớn.

"Tôi thấy sốt ruột, hết sức sốt ruột. Hàng ngày gửi rất nhiều hồ sơ, thậm chí tôi bắt mình phải gửi 10 đến 20 hồ sơ."

Theo Hiểu Ba, công sức bỏ ra cho quá trình tìm việc làm không kém với đi làm, đòi hỏi phải dốc hết tâm huyết.

"Hàng ngày, mỗi khi thức dậy thì tôi mở máy tính, bắt đầu tìm kiếm các thông tin bổ ích, nếu thấy có những cương vị phù hợp thì gửi hồ sơ. Việc này mất nhiều công sức lắm. Tôi cần chuẩn bị những tài liệu khác nhau, nào là sơ yếu lý lịch, bảng thành tích và các loại chứng chỉ, gửi qua e-mail, thậm chí gửi qua bưu điện."

Tuy nhiên, cho dù bạn nỗ lực như vậy, mọi điều vẫn không thuận lợi lắm. Mặc dù bạn "giăng lưới", nhưng chỉ có rất ít trong số hàng trăm hồ sơ gửi đi có hồi âm. Bạn phát hiện, năm nay cương vị việc làm đã giảm đi rất nhiều.

"Theo tôi, cuộc khủng hoảng kinh tế tác động lớn nhất là đối với các doanh nghiệp dân doanh và liên doanh, trong khi đó các doanh nghiệp này lại là quân chủ lực tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp."

Hiểu Ba suốt ngày chỉ bù đầu tìm lối ra cho mình. Hay là hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà nước, đến cơ sở làm việc? Tuy điều kiện gian khổ, nhưng chí ít có nhiều việc làm.

"Tôi cũng xin việc ở một số đơn vị cơ sở, chẳng hạn như việc làm tại các xã hay khu phố ở Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam."

Hay là tự chủ lập nghiệp? Hiểu Ba lắc đầu:

"Tôi cho rằng tính cách của mình không thích hợp đi con đường lập nghiệp, tôi sợ thất bại, hơn nữa cũng không có vốn liếng."

Là thầy Hiệu trưởng của Hiểu Ba, nhưng ông Kỷ Bảo Thành lại không biết mặt sinh viên này. Vì ở trường ông, có nhiều sinh viên, chỉ riêng sinh viên tốt nghiệp năm nay đã hơn 6000. Nhưng đối với nỗi buồn sầu của Hiểu Ba, ông Hiệu trưởng lại rất am hiểu.

"Là Hiệu trưởng, tôi là người phụ trách đầu tiên trong việc giúp sinh viên tìm việc làm, tôi coi đây là một công việc cực kỳ quan trọng."

Hiệu trưởng Kỷ Bảo Thành cho biết, ở trường ông, có một ban bệ gồm hơn 70 người chuyên phụ trách việc giúp sinh viên tìm việc làm.

"Trường chúng tôi có một Trung tâm chỉ đạo việc làm hùng mạnh, đã mở lớp tập huấn chỉ đạo việc làm, quy hoạch ngành nghề v.v cho sinh viên."

Đối với trang Web thông tin việc làm mà Hiểu Ba thường xuyên truy cập, ông Hiệu trưởng cũng không lấy làm bỡ ngỡ.

"Nội dung của trang Web này rất phong phú, ví dụ như chúng tôi có hơn 60 chương trình chỉ đạo, phân tích về hàng trăm loại cương vị, giới thiệu tình hình của hơn 4000 đơn vị. Trang Web này hàng năm công bố hơn 30 nghìn thông tin việc làm cho sinh viên."

Hiệu trưởng Kỷ Bảo Thành nói, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tình hình tìm việc làm của sinh viên năm nay không cho phép lạc quan. Cho nên, tại kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc bế mạc vừa qua, các Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong Báo cáo công tác chính phủ còn đặc biệt nêu ra biện pháp ứng đối vấn đề này. Thủ tướng nói, Chính phủ sẽ đưa việc thúc đẩy việc làm cho sinh viên lên vị trí nổi bật.

Những biện pháp mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu ra trong báo cáo chủ yếu bao gồm bốn mặt sau đây: một là, những sinh viên mới ra trường làm việc trên cương vị quản lý xã hội và phục vụ cộng đồng ở cơ sở thành thị và nông thôn, sẽ được trợ cấp về bảo hiểm xã hội và việc làm, đến các cơ sở nông thôn phục vụ hoặc nhập ngũ, sẽ được thanh toán học phí và khoản tiền vay tín dụng ưu đãi; Hai là, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp phụ trách dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm tuyển dụng sinh viên phù hợp điều kiện đến làm việc nghiên cứu khoa học; Ba là, ủng hộ các doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên mới ra trường; Bốn là, đẩy nhanh việc xây dựng vườn lập nghiệp cho sinh viên v.v.

Hiệu trưởng Kỷ Bảo Thành đã nghiên cứu bản báo cáo này một cách kỹ lưỡng, cân nhắc các biện pháp thúc đẩy việc làm cho sinh viên của chính phủ. Trước tình hình việc làm hiện nay, ông hoàn toàn tán thành việc Chính phủ khuyến khích sinh viên đến nông thôn, đến cơ sở làm việc:

"Điều quan trọng là, chúng tôi cần phải động viên sinh viên đến cơ sở, đến vùng miền Trung và miền Tây."

Nghe nói bạn Hiểu Ba cũng có ý định đến cơ sở làm việc, ông Hiệu trưởng hết lời khen ngợi:

"Chúng tôi hy vọng những sinh viên Đại học Nhân dân sắp tốt nghiệp có thể điều chỉnh thích đáng sự kỳ vọng đối với việc làm. Nếu thay đổi được quan niệm việc làm thì vấn đề này cũng sẽ được giải quyết."

Hiểu Ba cho rằng, ông Hiểu trưởng nói rất có lý.

"Tôi vẫn tin tưởng, việc làm sẽ có, nếu mình không yêu cầu quá cao, vẫn có thể tìm được một công việc."

Theo Hiệu trưởng Kỷ Bảo Thành, giải quyết tận gốc vấn đề tìm việc làm cho sinh viên, có lẽ cần phải tiến hành cải cách và đổi mới cơ chế giáo dục, đó sẽ là một chặng đường dài.