Trần Tông Khí, Nhà địa từ học, nhà vật lý địa cầu. Trần Tông Khí sinh năm 1898 tại Triết Giang, sau khi tốt nghiệp đại học năm 1925 đã giảng dạy tại trường sư phạm Trang Hà tỉnh Liêu Ninh. Năm 1928 giảng dạy khoa công nghệ trường Đại học Thanh Hoa.
Trong 5 năm từ năm 1929 đến 1934, Trần Tông Khí đã hoàn thành nhiệm vụ khảo sát khoa học tổng hợp tại khu vực hoang vắng không người ở Nội Mông, Kỳ Liên Sơn, Sai-đa-mu Tân Cương, mở ra sự nghiệp khoa học địa cầu vùng hoang sơ tây bắc Trung Quốc.
Những thành tựu trong 5 năm khảo sát khoa học của ông gồm: tiến hành đo đạc địa hình của lưu vực sông Ơ-di-na, Kỳ Liên Sơn, Sai-đa-mu và vùng miền nam Tân Cương, lần đầu tiên đo đạc chính xác vị trí và địa hình Lô-pu-pô, mấy chục năm sau Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc thông qua vệ tinh đo đạc và phân tích địa hình lớn nhỏ của Lô-pu-pô hoàn toàn khớp với sự đo đạc của Trần Tông Khí.
Ông còn làm công tác đo trắc thiên văn, thường phải làm việc ngoài trời vào ban đêm, mùa đông giá rét, đôi khi ngủ ngoài trời mấy đêm liền trong mùa đông, thậm chí là không còn đồ ăn, phải nhịn đói vài ngày. Khảo sát khoa học vùng hoang sơ tây bắc trong 5 năm có thể nói là vô cùng gian nan.
Do ông thu được thành tựu lớn trong khảo sát khoa học tại vùng tây bắc nên đã được Nhà vua Thụy Điển trao tặng Huân chương sao Bắc cực.
Trần Tông Khí là người mở mang sự nghiệp địa từ của Trung Quốc. Năm 1935 sau khi về công tác tại Viên nghiên cứu vật lý, ông đã tham gia việc đo trắc địa từ vùng ven biển đông nam từ tháng 3-6 năm 1936, cả thảy đo trắc tại 14 điểm như Quảng Châu, Sán Đầu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Phổ Đà...
Năm 1936 Trần Tông Khí sang Đức lưu học, học môn "Vật lý địa cầu" tại Viện khoa học tự nhiên Đại học Béc-lin, và làm việc dưới sự chỉ đạo của nhà địa từ học nổi tiếng Ba-ten-xơ của Viện vật lý địa cầu Pốt-xđam. Năm 1940 ông về nước làm phó nghiên cứu viên Viện vật lý, năm 1941 phụ trách xây dựng Đài địa từ ở Quế Lâm. Trong thập niên 40 của thế kỷ 20, Trần Tông Khí đã tổ chức và lãnh đạo xây dựng 5 Đài địa từ vĩnh cửu và lâm thời, tiến hành đo trắc địa từ tại 120 điểm thuộc 14 tỉnh, thành phố và khu vực.
Trong thập niên 50, ngoài đảm nhiệm nhiều công việc nặng nhọc của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc ra, ông còn làm Phó giám đốc Viện vật lý địa cầu kiêm Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu địa từ.
Để đáp ứng đòi hỏi công tác nghiên cứu địa từ, ông đích thân tổ chức và xây dựng Đài địa từ tại các nơi Bắc Kinh, Quảng Châu, Lan Châu, La-sa và Vũ Hán. Phòng nghiên cứu địa từ trở thành nhiều bộ môn khoa học như từ trường cơ bản, từ trường biến hóa, từ trường đất cổ, tầng I-ôn, đường vũ trụ...
Trần Tông Khí đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp vật lý địa cầu, đặc biệt là đã có đóng góp to lớn trong việc mở mang và phát triển sự nghiệp địa từ của Trung Quốc. |