Ông là chuyên gia được hưởng "Trợ cấp đặc biệt Quốc vụ viện", và được Quốc hội Mỹ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo dục và hiệu trưởng đại học Trung Quốc được tôn kính", được 5 triệu người dân thành phố Tây An bình bầu là "tiên sinh quyến rũ". Ông là Đinh Tổ Di, Giám đốc Học viện Phiên dịch Tây An.
Năm 1987, vì muôn vàn học sinh thi trượt đại học, Đinh Tổ Di 48 tuổi, đưa ra một quyết định khiến mọi người kinh ngạc, ông xin thôi việc tại đại học công lập, đích thân sáng lập Học viện Phiên dịch Tây An với mấy phòng học đi thuê và số tiền tiết kiệm không đáng kể.
Đinh Tổ Di cho rằng: Những học sinh thi trượt đại học giống như nước đã đun đến 70 - 80 độ C, nếu cho thêm một bó củi, họ rất có thể sẽ trở thành nhân tài có chuyên ngành, có kỹ năng. Miễn là xã hội cùng nỗ lực, tạo điều kiện thì nhất định có thể đào tạo những học sinh thi trượt vì nhiều nguyên nhân nhưng trong lòng vẫn cháy bỏng khát khao kiến thức này trở thành nhân tài của xã hội.
Qua suy nghĩ thời gian dài, Đinh Tổ Di đề xuất quan điểm "Công trình hy vọng số hai". Nội dung cốt lõi của quan điểm này là: Nếu coi việc giúp đỡ những trẻ em nghèo khó trở lại nghế nhà trường là "Công trình hy vọng", thì việc giúp đỡ những học sinh thi trượt đại học bước vào trường đại học tiếp tục học tập, đó chính là "Công trình hy vọng số hai". Bởi vì họ đều là hy vọng của Nhà nước và xã hội trong tương lai.
Trong hơn 20 năm qua, dưới sự dẫn đầu của Đinh Tổ Di, Học viện Phiên dịch Tây An không lấy một xu nào của Nhà nước, trở thành trường đại học dân lập có sức mạnh tổng hợp và quy mô lớn nhất Trung Quốc nổi tiếng trong và ngoài nước với hơn 40 nghìn học sinh theo học tại trường, hơn 60 nghìn sinh viên đại học và cao đẳng đã ra trường, 130 ha khôn viên nhà trường và tài sản lên tới 1 tỷ nhân dân tệ. Được Bộ Giáo dục Nhà nước phê chuẩn là trường dân lập đào tạo sinh viên hệ chính quy, được trao nhiều danh hiệu như "20 Trường đại học dân lập toàn quốc được nhân dân hài lòng", "10 trường đại học dân lập mạnh nhất toàn quốc về sinh viên tốt ngiệp có việc làm", "10 trường đại học dân lập xuất sắc nhất toàn quốc" ...
Tỷ lệ tìm được việc làm của sinh viên tốt nghiệp Học viện Phiên dịch Tây An luôn duy trì ở mức 98%, trong tình hình sinh viên tìm việc làm ngày càng khó khăn hiện nay, thành tích này là rất đáng kể. Trong hai năm gần đây, số thí sinh có nguyện vọng một đăng ký thi vào Học viện Phiên dịch Tây An đều gấp mấy lần chỉ tiêu tuyển sinh của trường, vì vâỵ, trường buộc phải tuyên bố, "Chỉ tuyển nguyện vọng một, xin miễn nguyện vọng hai."
Đinh Tổ Di cho biết mục tiêu của ông là muốn xây dựng Học viện Phiên dịch Tây An thành "Ha-vớt phương Đông". Ông nói, miễn là chính sách ủng hộ, không cần đến 50 năm sẽ thực hiện được mục tiêu này. |